(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục diễn đàn góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến đóng góp của các cán bộ, Nhân dân trong tỉnh.

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Quy định chặt chẽ việc công nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân

Tiếp tục diễn đàn góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến đóng góp của các cán bộ, Nhân dân trong tỉnh.

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Quy định chặt chẽ việc công nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân

Bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Sơn: Về công nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ mà không có giấy tờ về QSDĐ

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Quy định chặt chẽ việc công nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân

Khoản 1 Điều 137 của dự thảo Luật sửa đổi quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ trước ngày ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 135 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền SDĐ.”

Theo quy định trên, chỉ cần đáp ứng 2 điều kiện: có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp... tại vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn là không phải nộp tiền sử dụng đất. Nội dung này nếu không được quy định chặt chẽ (Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì sẽ dễ dẫn đến việc lách luật để trục lợi, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.

Tại khoản 2 Điều 137 của dự thảo quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 135 của Luật này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì được công nhận quyền sử dụng đất nếu có các điều kiện như sau:

a) Thửa đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp không thuộc trường hợp lấn, chiếm, tranh chấp đất đai;

b) Thửa đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp không thuộc trường hợp lấn, chiếm, tranh chấp đất đai, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Theo dự thảo, thửa đất không có giấy tờ về QSDĐ chỉ được công nhận QSDĐ khi đáp ứng đủ hai điều kiện: không lấn, chiếm và phù hợp với quy hoạch.

Mặt khác, Điều 144 (các trường hợp không cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) không quy định đối tượng không cấp Giấy chứng nhận có trường hợp do lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích.

Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013, việc cấp GCNQSDĐ cho các trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng được Chính phủ cho phép đối với một số trường hợp theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 (xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014).

Như vậy, nếu dự thảo Luật như trên được ban hành thì sẽ tác động đến một đối tượng không nhỏ các trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm, tự ý chuyển mục SDĐ trước ngày 01/07/2014, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của đối tượng SDĐ này, dễ gây so bì, khiếu kiện, chưa phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai của Nhà nước giai đoạn trước ngày 01/07/2014.

Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (quy định từ Điều 60 đến Điều 76 của dự thảo), quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch kế hoạch SDĐ an ninh căn cứ vào quy hoạch sử dụng quốc gia; quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện căn cứ vào quy hoạch SDĐ cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch SDĐ quốc gia.

Nếu các quy hoạch này đều được lập đồng thời thì không rõ là các quy hoạch thấp hơn sẽ căn cứ vào đâu để lập quy hoạch khi các quy hoạch cao hơn đang chưa được phê duyệt. Vì vậy, đề nghị xem xét các vấn đề trên để đảm bảo thống nhất trong quy định và thuận lợi khi triển khai.

Ông Phạm Việt Phương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Ba Đình, TP Thanh Hóa: Cụ thể việc thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất

Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Quy định chặt chẽ việc công nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân

Điều 106 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư. Tại điểm a, khoản 2 quy định “Khu tái định cư bảo đảm các điều kiện sau đây: Hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông đảm bảo kết nối giao thông liên kết với khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường”.

Tuy nhiên trên thực tế, việc bố trí tái định cư cho người dân bị thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn như: Mặt bằng tái định cư mới chỉ được lập, phê duyệt mà chưa có hạ tầng; hoặc nếu có hạ tầng thì chưa hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật cơ bản (đường giao thông, thoát nước, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt...), là do chúng ta chọn nhà thầu năng lực yếu, do các điều kiện thủ tục chưa hoàn thiện dẫn đến không thực hiện kịp thời cho người dân đến tái định cư.

Đơn cử như, tại phường Ba Đình thực hiện một số dự án liên quan bố trí tái định cư, khi tuyên truyền và dẫn các hộ được bố trí tái định cư đến xem mặt bằng tái định cư nhưng mặt bằng vẫn là đồng lúa, ao hồ.... mà chưa có hạ tầng, dẫn đến nhiều hộ không thống nhất, gây khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Nhiều hộ sau khi bàn giao đất, trong khi chờ có mặt bằng tái định cư và được giao đất để xây dựng nhà ở phải chờ trong thời gian dài, có nơi kéo dài 1-2 năm, trong khi Nhà nước chi hỗ trợ tiền thuê nhà có 6 tháng.

Vì vậy, quan điểm cá nhân tôi đề nghị dự thảo Luật cần cụ thể việc thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, người dân bị thu hồi đất đến xây dựng nhà ở được ngay. Trong trường hợp vì nhiều lý do khác dẫn đến chậm bàn giao đất hoặc đất được bàn giao chưa đủ điều kiện xây dựng và đảm bảo sinh hoạt cho người dân thì thời gian kéo dài phải được tính hỗ trợ tiền thuê nhà theo thời gian thực tế.

Do đó, tôi đề nghị sửa đổi nội dung tại điểm a, khoản 2 như sau “Hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông đảm bảo kết nối giao thông liên kết với khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường, tất cả phải được hoàn thành trước khi đưa người dân đến tái định cư”.

Về nội dung tại điểm b, khoản 2 “Hạ tầng xã hội: đảm bảo trường học, dịch vụ y tế, nhà văn hóa, khu thể thao, chợ, khu thương mại - dịch vụ”. Nội dung này còn chung chung, chưa cụ thể: Đảm bảo ở đây là sẽ hòa với những hạ tầng xã hội khu vực xung quanh hay là hạ tầng xã hội ở khu vực tái định cư mới. Cần làm rõ quy mô khu dân cư tái định cư là bao nhiêu thì xây mới, bao nhiêu thì hòa chung với hạ tầng cũ và xung quanh.

Việt Hương và Ngân Hà (ghi)


Việt Hương và Ngân Hà (ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]