(Baothanhhoa.vn) - Trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập (Thọ Xuân) rực rỡ cờ hoa. Nhiều đoàn khách tổ chức các hoạt động về nguồn, tham quan di tích và nghe hướng dẫn viên giới thiệu lịch sử hình thành của di tích. Trong nhiều đoàn khách đến dâng hương có cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các cơ quan, đơn vị và học sinh trong huyện.

Những “địa chỉ đỏ” lưu giữ sử vàng

Trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập (Thọ Xuân) rực rỡ cờ hoa. Nhiều đoàn khách tổ chức các hoạt động về nguồn, tham quan di tích và nghe hướng dẫn viên giới thiệu lịch sử hình thành của di tích. Trong nhiều đoàn khách đến dâng hương có cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các cơ quan, đơn vị và học sinh trong huyện.

Những “địa chỉ đỏ” lưu giữ sử vàngBan Chấp hành Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức về nguồn và chụp ảnh lưu niệm với đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện Thọ Xuân tại Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường. (Ảnh tư liệu).

Ông Hoàng Văn Phúc ở phố Bà Triệu, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa), chia sẻ: Thọ Lập là quê hương tôi, nhưng mỗi lần về thăm tôi luôn có cảm xúc và tự hào vì mình được sinh ra ở vùng quê cách mạng. Tôi vẫn thường kể cho các con về lịch sử di tích cách mạng này, các cháu rất hào hứng, mỗi dịp về quê đều muốn theo bố mẹ đến đây để tìm hiểu thêm về lịch sử di tích, tận mắt nhìn thấy chứng tích, hiện vật... Qua đó, các con thêm hiểu biết về lịch sử địa phương, hiểu được nguồn cội để xác định động cơ phấn đấu, học tập.

Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương ở xã Thiệu Tiến (Thiệu Hóa) là một trong những “địa chỉ đỏ” còn lưu giữ khá nhiều chứng tích lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây đã ghi dấu phong trào cách mạng, gắn với những đảng viên thời kỳ đầu của phong trào cách mạng ở Thanh Hóa. Ông Vương Xuân Hạt, hậu duệ thứ 32 dòng họ Vương, là người trông coi di tích này xúc động cho biết: Hàng năm địa phương đón rất nhiều đoàn khách đến tham quan. Tôi cảm nhận được những du khách đến đây đều với mong muốn hiểu hơn về lịch sử quê hương, sự kiên cường, anh dũng đấu tranh chống quân xâm lược của ông cha...

Tọa lạc ở vị trí gần trung tâm xã Phú Lệ (Quan Hóa), hang Co Phương là một chứng tích lịch sử. Chúng tôi cùng với đoàn công tác Hội Cựu TNXP tỉnh Thanh Hóa và Tỉnh đoàn đã đến dâng hương trong chuyến đi về nguồn. Ai trong đoàn cũng dâng trào cảm xúc vừa hoài niệm, vừa tự hào về những chiến sĩ thanh niên xung phong “tuổi trẻ bất khuất”. Nơi đây đã lưu dấu sự hy sinh của 11 dân công hỏa tuyến xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí lên Thượng Lào và Tây Bắc phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, rồi bị máy bay Pháp ném bom vùi lấp hang.

Bí thư Đảng ủy xã Phú Lệ Vũ Đức Thùy chia sẻ: Hang Co Phương đã được đầu tư, nâng cấp nhiều hạng mục và trở thành địa danh lịch sử cách mạng kháng chiến thiêng liêng. Năm 2012 hang được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng “Di tích lịch sử cách mạng”; năm 2019 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Chúng tôi tự hào được đón nhiều đoàn về dâng hương, tri ân và tham quan. Qua đó, cùng với địa phương nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống yêu nước cho người dân và thế hệ trẻ.

Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa có nhiều di tích cách mạng được tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp. Khi thực hiện công tác này các địa phương, ngành chức năng đều chú trọng đồng thời hai yếu tố là tuyên truyền về truyền thống đấu tranh cách mạng, giáo dục truyền thống yêu nước và hướng đến khai thác du lịch. Qua đó, tạo điểm nhấn để thu hút du khách đến với những “địa chỉ đỏ”. Tiêu biểu như Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập (Thọ Xuân); Cụm Di tích lịch sử cách mạng Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), Di tích địa điểm lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương (Thiệu Hóa), Tượng đài thanh niên xung phong Chiến thắng Hàm Rồng, Khu Di tích lịch sử Cồn Mã Nhón, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa), chùa Xuân Áng, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc), Chiến khu Du kích Ngọc Trạo (Thạch Thành)...

Một số điểm di tích cách mạng còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, cũng là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng. Đây được xem một hình thức giáo dục hiệu quả để thế hệ trẻ chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phương, từ đó nâng cao nhận thức, lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xây dựng đạo đức, lối sống đẹp.

Trải qua thời gian với nhiều đổi thay, nhưng mỗi lần đến với các “địa chỉ đỏ”, chúng tôi như được trở về với lịch sử hào hùng của dân tộc, cảm nhận sâu sắc hơn sự hy sinh anh dũng, lòng yêu nước và ý chí cách mạng của các thế hệ đi trước. Qua mỗi câu chuyện, mỗi chuyến đi lại thêm nhắc nhớ chúng tôi lòng tự hào về quê hương Thanh Hóa anh hùng.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]