Như Thanh phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động
Xác định con người là yếu tố trung tâm, ngay từ thời gian đầu thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, huyện Như Thanh đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, địa phương tập trung đầu tư cho công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp, góp phần hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Nông dân huyện Như Thanh tham gia học nghề dệt thổ cẩm.
Trong các chương trình MTQG giảm nghèo của giai đoạn trước, đào tạo nghề, việc làm chỉ được đề cập ở một khía cạnh. Nhưng trong Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, nội dung về đào tạo nghề và giải quyết việc làm được thiết kế thành một dự án riêng là dự án số 4 và có mục tiêu, lộ trình và các chỉ tiêu cụ thể. Theo đó, mục tiêu của chương trình là phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối tượng là người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo; các doanh nghiệp, HTX, tổ chức và cá nhân có liên quan...
Đây là một trong những thay đổi trong cách tiếp cận để giải quyết vấn đề giảm nghèo bền vững, tiếp cận ở góc độ người lao động có kỹ năng, có việc làm một cách thỏa đáng, bền vững. Đó chính là căn cứ để giải quyết các vấn đề khác như thiếu hụt về thu nhập, thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản...
Để thực hiện có hiệu quả các tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2023, ngay khi có kế hoạch giao vốn của UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn đã tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2023 huyện Như Thanh đã được phân bổ 11,159 tỷ để thực hiện Tiểu dự án 3, Dự án 5: Phát triển giáo dục và giải quyết việc làm bền vững cho người lao động vùng DTTS&MN; 3,859 tỷ để thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Như Thanh, bao gồm: Dự án 2 (Đa dạng hóa sinh kế); Tiểu dự án 1, Dự án 3 (Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp); Tiểu dự án 2, Dự án 3 (Cải thiện dinh dưỡng); Tiểu dự án 1, Dự án 4 (Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, khó khăn); Tiểu dự án 3, Dự án 5 (Hỗ trợ việc làm bền vững); Tiểu dự án 1, Dự án 6 (giảm nghèo về thông tin); Tiểu dự án 2, Dự án 6 (Truyền thông về giảm nghèo đa chiều); Tiểu dự án 1, Dự án 7 (Nâng cao năng lực thực hiện chương trình); Tiểu dự án 2, Dự án 7 (Giám sát đánh giá).
Trong tháng 12/2023, huyện đã mở 17 lớp học nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện và trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn, thu hút 595 người tham gia; tổ chức hội nghị tuyên truyền, tư vấn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân người lao động tại 14 xã, thị trấn. Tổ chức 3 hội nghị cho 780 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, khu phố, thôn. Năm 2023, đã giải quyết việc làm cho 1.829 lao động, đạt 110,8% kế hoạch huyện giao; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 78,14%, vượt kế hoạch huyện giao.
Có được kết quả nêu trên là nhờ các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Như Thanh đã chú trọng công tác tạo việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo. Theo đó, hằng năm trên cơ sở số liệu điều tra, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện đã phân tích dữ liệu hộ nghèo từng xã, thị trấn, thôn, bản để có các giải pháp giảm nghèo phù hợp. Cụ thể, với những hộ thiếu vốn, xác định rõ nhu cầu vay vốn của từng hộ và triển khai kịp thời có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời kết hợp vốn tự có trong Nhân dân với vốn vay của các tổ chức tín dụng, để thúc đẩy phát triển sản xuất. Cùng với đó, huyện cũng nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế để chuyển giao cho nông dân như hỗ trợ trâu, bò, lợn nái sinh sản...
Bên cạnh đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng để cung cấp thông tin về thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động nhằm tăng cơ hội, khả năng tìm việc làm và học nghề cho người nghèo...
Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo, hộ nghèo toàn huyện giảm còn 896 hộ, chiếm 3,7% (trong năm giảm 728 hộ, giảm 3,1%, vượt kế hoạch); hộ cận nghèo giảm 834 hộ, chiếm 3,7% (trong năm giảm 728 hộ, giảm 3%).
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên việc thực hiện tiểu dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như văn bản hướng dẫn về giáo dục nghề nghiệp trong chương trình ban hành chậm so với kế hoạch, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, phân bổ và giải ngân vốn. Chưa lồng ghép các nguồn lực thực hiện nội dung giáo dục nghề nghiệp trên cùng một địa bàn của các chương trình. Chưa có hướng dẫn cụ thể về xác định đối tượng người lao động có thu nhập thấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; nội dung, hoạt động của tiểu dự án, nội dung thành phần nên việc xây dựng, đề xuất kế hoạch và thực hiện hàng năm và cả giai đoạn còn chưa sát thực tế, chưa bảo đảm đúng đối tượng, phạm vi thực hiện. Các văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn còn chậm, dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương trong việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn...
Khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp tục phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan, Trung tâm GDNN-GDTX huyện, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các tiểu dự án, dự án đảm bảo theo quy định hiện hành và hoàn thành kế hoạch thực hiện các nội dung về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc các chương trình MTQG trên địa bàn huyện năm 2023 đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đúng đối tượng.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người lao động về hoạt động giáo dục nghề nghiệp; vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của người lao động về học nghề và việc làm; công tác đào tạo nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất để người lao động trên địa bàn tích cực tham gia. Tổ chức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và người lao động về hoạt động giáo dục nghề nghiệp; vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của người lao động về học nghề và việc làm; công tác đào tạo nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất để người lao động trên địa bàn tích cực tham gia học nghề. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm của người lao động và định hướng nghề đào tạo cho lao động trên địa bàn.
Đặc biệt, việc đào tạo, nâng cao kỹ năng, nhận thức là một trong những vấn đề được đề cập sâu cho giai đoạn tiếp theo. Theo đó, cần có các chỉ tiêu cụ thể, vừa tạo việc làm tại chỗ, vừa hỗ trợ tư vấn, hướng nghiệp, có những chỉ tiêu về người lao động được hỗ trợ đào tạo, cũng như hỗ trợ đào tạo kỹ năng, hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ để người lao động có thể tham gia làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nếu có nhu cầu.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-11 15:02:00
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
-
2024-12-11 06:35:00
Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS
-
2023-12-26 09:37:00
PTE 30 có khó không? Tương đương IELTS bao nhiêu? PTE Life
Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT đề xuất phương án biên soạn SGK trong năm 2025
Hiệu quả đào tạo nghề theo hướng liên kết
Bộ GD-ĐT đưa chứng chỉ Vstep vào danh mục miễn thi Tốt nghiệp THPT Ngoại ngữ
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Sẽ bổ sung các vật dụng cấm mang vào phòng thi
Bồi dưỡng truyền thống văn hóa, lịch sử quê hương cho học sinh
Ứng dụng KH&CN tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hành trình đi tìm con chữ của những đứa trẻ trong sương
Lớp học thời 4.0