Mỹ đối mặt với sự sụp đổ tài chính
Tỷ phú Michael Bloomberg tin Mỹ đang đối mặt với một “cuộc khủng hoảng tài chính” và Quốc hội nên thực hiện các biện pháp khẩn cấp để khôi phục quyền kiểm soát tài chính thay vì chú trọng vào việc vay mượn.
Ảnh: Shutterstock.
Cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg cảnh báo về sự sụp đổ sắp xảy ra trên phương tiện truyền thông mà ông thành lập. Ông phản ánh về các dự báo mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), cho thấy thâm hụt ngân sách và nợ liên bang của Mỹ chắc chắn sẽ tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với dự kiến một năm trước.
Những dự báo thảm khốc này gửi đi một “thông điệp rõ ràng” rằng “sẽ rất ảm đạm” trừ khi Quốc hội khẩn trương thay đổi hướng đi, Bloomberg cảnh báo. Mỹ đang đối mặt với “sự cố tài chính” vì khoản vay công dự kiến “sẽ duy trì ở mức cao trong nhiều thập kỷ”, ông chỉ ra.
“Chính phủ liên bang hiện đang chi khoảng 7 nghìn tỷ đô la và chỉ thu được 5 nghìn tỷ đô la tiền thuế hằng năm. Kết quả là thâm hụt hơn 6% tổng sản phẩm quốc nội, một con số đáng lo ngại đối với một nền kinh tế”, ông viết. Thâm hụt của Mỹ đã đạt mức kỷ lục trong thập kỷ này.
Người sáng lập Bloomberg chỉ trích đề xuất cắt giảm thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục hứa hẹn cũng như thuế nhập khẩu mà ông đang theo đuổi để khôi phục cán cân thương mại. “Tác động của thuế quan đối với tổng doanh thu có thể là tiêu cực, vì thuế quan làm giảm hoạt động thương mại”, Bloomberg cho biết.
Bloomberg cho rằng những nỗ lực cắt giảm chi phí đang diễn ra của chính quyền Mỹ khó có thể tác động lâu dài đến ngân sách, trong khi lại gây tổn hại đến các dịch vụ công và khiến cử tri tức giận khi “các công viên công cộng đóng cửa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe suy giảm và số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm ngày càng tăng”.
“Tiết kiệm từ việc cắt giảm biên chế liên bang cũng sẽ không có tác động đáng kể nào đến việc kiềm chế thâm hụt ngân sách”, ông viết.
Thay vào đó, chính phủ Mỹ nên thận trọng tăng thuế trong khi tiếp tục cắt giảm chi tiêu và giữ nguyên một số biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, chẳng hạn như “mức khấu trừ thuế thu nhập tiêu chuẩn lớn hơn và các ưu đãi đầu tư mạnh mẽ hơn” để “giảm đáng kể thâm hụt dự kiến”, Bloomberg gợi ý.
“Khôi phục kiểm soát tài chính phải là nhiệm vụ số 1 của Quốc hội. Cách tiếp cận hợp lý duy nhất là kết hợp tăng thuế vừa phải và cắt giảm chi tiêu một cách sáng suốt. Việc phân chia gánh nặng sẽ giúp những thay đổi dễ chấp nhận hơn, nếu chúng được thực hiện sớm”, ông viết.
TD
{name} - {time}
-
2025-07-13 15:07:00
Peru từ chối đầu tư vào dự án đường sắt Brazil-Trung Quốc qua Amazon
-
2025-07-13 11:08:00
Mỹ điều tra cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020
-
2025-07-13 07:55:00
Vấn đề hạt nhân Iran - Khi sức mạnh không khuất phục được ý chí
Công bố báo cáo sơ bộ vụ rơi máy bay ở Ấn Độ khiến 260 người thiệt mạng
Thu hồi 850.000 bình nước Inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng
Mỹ siết chặt chương trình Head Start do liên quan đến vấn đề người di cư
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc, phá vỡ mốc 113.000 USD
Kế hoạch từ bỏ vũ khí Mỹ của Châu Âu khiến Washington lo lắng
“Ông lớn” Amazon bất ngờ ra giá phút chót nhằm thâu tóm TikTok
Xung đột quân sự Mỹ - Iran không thể tránh khỏi nếu đàm phán hạt nhân thất bại
Máy bay ném bom hạt nhân chiến lược Tu-22M3 của Nga rơi ở Irkutsk
Vì sao Nga không nằm trong bảng thuế quan mới của ông Trump?