(Baothanhhoa.vn) - Những cánh rừng ngập mặn với cây sú vẹt ven biển không chỉ bảo vệ đất liền khỏi những cơn bão dữ, mà còn là nơi mưu sinh của nhiều bà con trong vùng, giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Những cánh rừng ngập mặn với cây sú vẹt ven biển không chỉ bảo vệ đất liền khỏi những cơn bão dữ, mà còn là nơi mưu sinh của nhiều bà con trong vùng, giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Video: Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Vào thời điểm thủy triều xuống, những người dân ven bãi bồi lại vào những tán rừng sú vẹt ở các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn để mưu sinh. Đa phần họ là những người phụ nữ, không có khả năng đi biển xa nên chỉ mưu sinh quẩn quanh các bài bồi. Mỗi ngày vào rừng sú vẹt để “săn” cua, cá nác hoa, bắt ốc…

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Từ sáng sớm bà Hồ Thị Tiến (57 tuổi, ở xã Nga Tiến, Nga Sơn) đã tất bật chuẩn bị dụng cụ với chiếc xô nhựa, ủng, găng tay để bắt cáy, cua trong rừng sú vẹt. Tùy theo chiều con nước, việc bắt cáy của bà Tiến có thể bắt đầu từ sáng sớm cho đến 9, 10 giờ sáng hoặc từ giữa đêm cho đến sáng sớm ngày hôm sau.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Công việc này đã gắn bó với bà từ thời con gái nên đường đi lối lại ở khu vực bãi bồi trở nên quen thuộc với người phụ nữ ngoài 50 này. Bà Tiến cho biết, cáy thường làm tổ dưới lòng đất, lúc đi kiếm ăn mới bò lên. Với những người thợ có kinh nghiệm, việc bắt cáy rất dễ dàng bởi có thể phát hiện ra tổ của chúng ở đâu, di chuyển như thế nào và vùng nào chúng tập trung sinh sống.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Thời điểm này, người thợ có thể bắt được 4-5 cân cáy mỗi buổi, hiện giá bán cáy dao động khoảng 60.000 đến 80.000 đồng/kg, mỗi buổi đi làm họ cũng có một khoản tiền vài trăm nghìn đồng.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Mỗi năm, những dải rừng sú vẹt ở các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc... vẫn đang được tiếp tục mở rộng thêm. Diện tích rộng lớn, cùng với độ mặn phù hợp được xem là nơi lý tưởng cho các loài ốc, cáy, cua, hay cá nác hoa... sinh sản, phát triển quanh năm, nhờ vậy người dân có thể đi bắt suốt 4 mùa.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Để thuận tiện di chuyển trên những bãi bồi và trong rừng sú vẹt, nhiều người đã đóng những chiếc xe bằng gỗ có ván trượt, lướt đi trên mặt bùn.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Đã hơn chục năm mưu sinh trong rừng sú vẹt bằng nghề bắt ốc xoắn... bà Nguyễn Thị Bổn (xã Hưng Lộc, Hậu Lộc) cho biết, công việc này tương đối vất vả. Thu nhập cũng không cao, chỉ đủ chi tiêu trong ngày. “Trung bình mỗi người đi bắt ốc một buổi được khoảng 10 kg. Hiện giá bán ốc xoắn dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg. Có người thì đi bắt cá nác hoa, giá bán cá nác hoa đang dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg”, bà Bổn nói.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Cá nác hoa thường ở vùng bãi bồi, được “săn” bằng bãy kẹp hoặc dùng tay đào những hang sâu dưới bùn để bắt cá. Những loài thuỷ sản như ốc, cáy, cua, hàu, cá nác hoa… đã trở thành món ăn đặc sản của các địa phương ven biển Nga Sơn, Hậu Lộc và đang được khách hàng tìm mua ngày càng nhiều.

Mưu sinh dưới tán rừng sú vẹt

Người dân mưu sinh trong rừng ngập mặn quanh năm, nhưng mùa săn bắt chính là từ mùa xuân cho đến hết hè. Tuy cho thu nhập bấp bênh, nhưng họ vẫn luôn nhắc nhở nhau không được săn bắt quá mức theo tư tưởng tận thu, mà cần gìn giữ và bảo vệ rừng ngập mặn cùng các loài sinh vật để làm nguồn sinh kế bền vững, lâu dài.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]