(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, việc sử dụng năng lượng sạch, như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió thay thế cho việc sử dụng các nguồn năng lượng điện được sản xuất nhờ các nguồn nguyên liệu hóa thạch truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt... đã trở nên rất phổ biến tại các quốc gia phát triển. Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về nguồn năng lượng sạch này; tuy nhiên, việc ứng dụng giải pháp năng lượng tái tạo từ mặt trời, trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Bởi vậy, những năm qua, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) tỉnh Thanh Hóa đã và đang phối hợp với ngành điện đẩy mạnh tuyên truyền về những lợi ích, phương thức, mô hình sử dụng năng lượng tái tạo đạt hiệu quả, giúp người dân tiết kiệm được chi phí từ việc sử dụng điện, từ đó tạo sức lan tỏa để Nhân dân triển khai thực hiện.

Khơi dậy tiềm năng phát triển nguồn năng lượng sạch

Hiện nay, việc sử dụng năng lượng sạch, như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió thay thế cho việc sử dụng các nguồn năng lượng điện được sản xuất nhờ các nguồn nguyên liệu hóa thạch truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt... đã trở nên rất phổ biến tại các quốc gia phát triển. Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về nguồn năng lượng sạch này; tuy nhiên, việc ứng dụng giải pháp năng lượng tái tạo từ mặt trời, trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Bởi vậy, những năm qua, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) tỉnh Thanh Hóa đã và đang phối hợp với ngành điện đẩy mạnh tuyên truyền về những lợi ích, phương thức, mô hình sử dụng năng lượng tái tạo đạt hiệu quả, giúp người dân tiết kiệm được chi phí từ việc sử dụng điện, từ đó tạo sức lan tỏa để Nhân dân triển khai thực hiện.

Khơi dậy tiềm năng phát triển nguồn năng lượng sạchHệ thống điện áp mái được lắp đặt tại hộ dân thị trấn Quán Lào (Yên Định). Ảnh: Hương Thơm

Có nhiều cách thức để đưa nguồn năng lượng sạch vào sử dụng. Trong đó, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái được xem là cách thức đơn giản, phổ thông, song đạt hiệu quả cao. Do đó, để khơi dậy tiềm năng phát triển nguồn năng lượng sạch trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, TTKC&TKNL tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu, khảo sát về hiệu quả sử dụng từ các mô hình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại các tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phú Yên... Trên cơ sở, kết quả khảo sát được, trung tâm đã phân tích điều kiện thời tiết, tiềm năng về nguồn năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh, từ đó phối hợp với ngành điện tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, hộ dân triển khai thực hiện mô hình.

Hiện toàn tỉnh có khoảng hơn 20 doanh nghiệp, hộ dân đã thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Qua kết quả khảo sát của ngành điện và TTKC&TKNL tỉnh Thanh Hóa, hầu hết các doanh nghiệp và hộ dân đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đều đánh giá cao về kết quả đạt được. Bởi, mô hình này không những góp phần tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà còn bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dựa vào kết quả nghiên cứu và khảo sát cho thấy, hệ thống điện mặt trời áp mái có tiềm năng lớn trong việc tạo ra năng lượng tái tạo. Bởi nó được thiết kế dưới dạng những tấm pin cường lực lắp áp mái trên các công trình xây dựng để thu năng lượng mặt trời và chuyển hóa các thiết bị chuyên dụng thành điện năng lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân, doanh nghiệp. Nguồn điện này có thể sử dụng trực tiếp lưu vào bộ tích điện để sử dụng dần hoặc bán lại cho ngành điện để hòa vào lưới điện quốc gia. Do đó, hệ thống điện năng lượng mặt trời có ưu điểm lớn là không bị gián đoạn nguồn điện ngay cả khi không có lưới điện quốc gia. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cũng khá đơn giản, chỉ cần có mặt bằng, điều kiện tiếp nhận ánh sáng mặt trời tốt và chi phí khoảng 60 đến 70 triệu đồng cho hệ thống có công suất 3KWp. Với chi phí đó, người dân có thể thu hồi vốn sau 5 - 6 năm, trong khi thời gian sử dụng của hệ thống điện mặt trời áp mái lên tới 25 năm, nên hiệu quả kinh tế đạt cao. Công nghệ hệ thống điện mặt trời áp mái đặc biệt phù hợp với những hộ dân làm trang trại chăn nuôi ở xa khu dân cư hoặc nuôi trồng, khai thác thủy sản xa nguồn điện lưới, bởi không phải đầu tư trạm biến áp. Bên cạnh đó, hệ thống điện mặt trời áp mái có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tự chủ động được nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất và dễ dàng giám sát sản lượng điện tiêu thụ được thông qua ứng dụng trên các thiết bị di động.

Với việc triển khai mô hình hệ thống điện mặt trời áp mái nói trên, TTKC&TKNL tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng sẽ là hoạt động bước đầu để khơi dậy tiềm năng phát triển nguồn năng lượng sạch trên địa bàn tỉnh.

Lê Minh Tú (TTKC&TKNL tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]