Lễ hội Đền thờ Lý Thường Kiệt Xuân Giáp Thìn năm 2024
Sáng 5/3 (tức 25 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, xã Hà Ngọc (Hà Trung) đã tổ chức lễ hội đền thờ Lý Thường Kiệt Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Các đại biểu và đông đảo Nhân dân tham dự lễ hội.
Lễ hội được người dân xã Hà Ngọc lưu giữ và tổ chức vào ngày 25 tháng Giêng hằng năm để cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời, tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã góp phần đánh thắng giặc ngoại xâm phương Bắc, mở mang bờ cõi phía Nam, xây dựng một nhà nước Đại Việt vững mạnh.
Đức thánh Lý Thường Kiệt sinh năm Kỷ Mùi (1019) và mất tháng 6 năm Ất Dậu (1105), thọ 86 tuổi, tên húy là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt, người làng An Xá, huyện Quảng Đức (nay thuộc Hà Nội). Lý Thường Kiệt sinh ra trong gia đình danh tướng, cha là Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, chính vì vậy mà hình ảnh danh tướng đã thấm vào ông ngay từ bé; khi trưởng thành Lý Thường Kiệt trở thành danh tướng tài ba, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước ta trong thế kỷ thứ XI. Trong cuộc đời quan lộ của mình, Lý Thường Kiệt đã trải qua 3 đời vua: Lý Thái tông (1028-1054), Lý Thánh tông (1054-1072) và Lý Nhân tông (1072-1127).
Các đại biểu và Nhân dân dâng hương.
Ông có nhiều công lớn, được triều đình ban thưởng rất trọng hậu, được nhận làm Thiên Tử Nghĩa Đệ của Hoàng Đế nhà Lý, cho lấy theo họ hoàng đế; làm tới chức Thượng Trụ Quốc, Thái Úy, tước Khai Quốc Công. Năm 1028, ngài được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa và làm việc ở đây suốt 19 năm trời. Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao kiệt xuất. Lý Thường Kiệt là một nhân cách lớn, một anh hùng dân tộc bậc nhất của đời Lý mà tên tuổi và sự nghiệp mãi sáng chói trong lịch sử vinh quang của dân tộc.
Đội tế lễ truyền thống.
Khi Thái úy Lý Thường Kiệt cai quản ở trấn Thanh Hóa, sau kỳ nghỉ tết nguyên đán, đến ngày 25 tháng Giêng người dân mới bắt đầu làm việc. Vì vậy sau khi ông qua đời, người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc tại xã Hà Ngọc. Lễ hội được người dân nơi đây lưu giữ và tổ chức nhiều năm qua.
Trận chung kết cờ người được diễn ra tại lễ hội.
Ngoài phần lễ được tổ chức theo nghi thức cổ truyền, phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc như: múa lân dẫn đường, hát chèo văn, múa trống hội, giao lưu văn nghệ, giao lưu thể thao và các trò chơi cờ tướng, kéo co... đã thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia.
Trung Hiếu
{name} - {time}
-
2025-01-15 14:19:00
Chuyến từ thiện đầu tiên của Hoa hậu Kiều Duy tại quê nhà hậu đăng quang
-
2025-01-15 14:17:00
“Hòa nhạc ánh sáng”: Lần đầu tiên drone trình diễn trên nền nhạc sống
-
2024-03-05 06:41:00
Trình diễn drone tại chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024” vào ngày 9/3
Một thoáng lịch sử, văn hóa xứ Thanh nhìn từ di tích
Vinh dự song hành trách nhiệm
Tăng cường quản lý, bảo vệ cổ vật, đồ thờ tại các di tích
Thổi cơm thi ngày xuân
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống ở các khu dân cư tiêu biểu
Thị xã Nghi Sơn bảo tồn các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch
[E-Magazine] – Bình minh từ cánh đồng xuân
Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Lợi: Người “tạc hồn” nơi sóng biển khơi
“Mai” lập kỷ lục, Trấn Thành trở thành đạo diễn “nghìn tỷ” đầu tiên của Việt Nam