Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng bảo vệ
Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng là một hành trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự cảnh giác và nỗ lực liên tục. Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng.
Kỹ năng bảo vệ là gì? Kỹ năng bảo vệ là việc xây dựng nền tảng kiến thức kiên cố với những “nguyên tắc vàng” để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi lừa đảo trực tuyến.
Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Sổ tay Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến. Bằng cách ghi nhớ và chia sẻ những nguyên tắc dưới đây, bạn có thể xây dựng một hàng rào bảo vệ vững chắc cho bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng trước các mối đe dọa lừa đảo trực tuyến.
HÃY CHẬM LẠI:
Những đối tượng lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách để chúng có thể vượt qua khả năng nhận định của bạn. Những cuộc gọi, tin nhắn... thúc giục phải hành động nhanh như: thời gian khuyến mãi đã hết; nếu không chuyển tiền bây giờ bạn và người thân phải thực hiện các thủ tục tố tụng... Trong tình huống này, bạn hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ và đặt câu hỏi tìm hiểu kỹ nội dung, thông tin để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
KIỂM TRA TẠI CHỖ:
Tìm hiểu thêm để xác thực thông tin bạn đang nhận được. Nếu bạn nhận được một cuộc gọi không mong muốn, hãy tra cứu số ngân hàng, cơ quan, hoặc tổ chức đang gọi đến và liên hệ lại trực tiếp.
DỪNG LẠI! KHÔNG GỬI:
Không một cá nhân hoặc cơ quan nào yêu cầu thanh toán ngay tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy giao dịch không đáng tin, hãy dừng lại vì có thể đây là dấu hiệu lừa đảo.
Quy tắc “6 KHÔNG”:
KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho đối tượng không quen biết; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.
KHÔNG kết bạn và nói chuyện với người lạ, đặc biệt là những tài khoản có hình ảnh ngoại hình đẹp và bắt mắt. Tuyệt đối không nhận lời mời tham gia các hội nhóm mà không rõ mục đích đối tượng.
KHÔNG truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc.
KHÔNG cán bộ cơ quan nhà nước, bộ công an, viện kiểm sát, tòa án hay đơn vị tài chính... nào gọi điện để điều tra qua điện thoại, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân hay đóng tiền.
KHÔNG thực hiện chuyển khoản trước, tuyệt đối không đặt cọc, chuyển khoản tiền cho các đối tượng lạ trong bất cứ trường hợp nào.
KHÔNG tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”...
Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok... hoặc website Khonggianmang.vn.
CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP VỀ AN NINH MẠNG, AN TOÀN THÔNG TIN 1. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an; hoặc Cục Cảnh sát hình sự (C02) trực thuộc Bộ Công an. Tại mỗi địa phương, liên hệ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05). 2. Cục An toàn thông tin (AIS), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Cục An toàn thông tin là cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin, điện thoại 024 3209 6789; email ais@mic.gov.vn 3. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86), Bộ Quốc phòng Việt Nam. Bên cạnh đó Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại 63 tỉnh/thành phố là cánh tay nối dài của Bộ Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố. 4. Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA), số điện thoại: 024 62901028; email info@vnisa.org.vn 5. Các doanh nghiệp an toàn thông tin của Việt Nam: Bkav, VNPT Cyber Immunity, Viettel Cyber Security, CMC Cyber Security, FPT IS, HPT, MISOFT và VNCS.. 6. Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin (AIS) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì điều phối cùng 8 đơn vị sáng lập VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok và Cốc Cốc. |
Hồng Hạnh
{name} - {time}
-
2024-12-08 13:54:00
“Mạnh tay” với tội phạm tín dụng đen dịp cuối năm
-
2024-12-07 18:50:00
Truy tố chủ chung cư mini Khương Hạ và 6 cựu cán bộ trong vụ cháy 56 người chết
-
2024-10-20 13:13:00
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh
Phê chuẩn khởi tố bị can, lệnh tạm giam các đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép ma túy
Xử lý gần 200 xe tự chế, xe kéo
Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng nhận biết
Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng phòng tránh
Viện KSND huyện Quảng Xương tăng cường công tác kiểm sát, kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật
Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng phát hiện
Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng xử lý
Yêu cầu kiểm tra, rà soát, xử lý cán bộ, công chức, viên chức sử dụng chứng chỉ Cambrigde International
Khởi tố, bắt thêm 2 phó chủ tịch huyện Quảng Xương