(Baothanhhoa.vn) - Huyện Triệu Sơn có một phần diện tích vùng đồi núi giáp 2 huyện miền núi là Như Thanh và Thường Xuân. Những xã vùng bán sơn địa, như: Triệu Thành, Thọ Bình, Bình Sơn, Thọ Sơn... đều gặp khó khăn trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) do địa hình phức tạp và rộng, nhưng gần đây đã phát huy được tiềm năng, lợi thế kinh tế vườn rừng, đồng loạt về đích NTM.

Xây dựng nông thôn mới ở các xã bán sơn địa huyện Triệu Sơn

Huyện Triệu Sơn có một phần diện tích vùng đồi núi giáp 2 huyện miền núi là Như Thanh và Thường Xuân. Những xã vùng bán sơn địa, như: Triệu Thành, Thọ Bình, Bình Sơn, Thọ Sơn... đều gặp khó khăn trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) do địa hình phức tạp và rộng, nhưng gần đây đã phát huy được tiềm năng, lợi thế kinh tế vườn rừng, đồng loạt về đích NTM.

Xây dựng nông thôn mới ở các xã bán sơn địa huyện Triệu SơnTrù phú vùng chè xã Bình Sơn.

Thời điểm giữa năm 2021 này, hàng loạt xã vùng bán sơn địa huyện Triệu Sơn đều được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy là những xã cuối cùng của huyện về đích, nhưng chất lượng các tiêu chí NTM của nhiều xã bán sơn địa này được đánh giá tốt hơn nhiều xã trước đó. Đáng nói, riêng xã 135 Bình Sơn, ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM vào đầu tháng 8–2021, do có hệ thống hạ tầng tốt, nhiều tiêu chí vượt chuẩn nên đã được huyện Triệu Sơn lựa chọn làm điểm XDNTM nâng cao của huyện. Đây là điều khá bất ngờ với nhiều người, bởi Bình Sơn thuộc xã vùng sâu, vùng xa nhất huyện nhưng đã có nhiều tiềm năng để thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao.

Triệu Thành là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Triệu Sơn, với diện tích tự nhiên hơn 1.125 ha. Năm 2012, khi bắt tay XDNTM, xã cách trung tâm huyện 12km này mới chỉ đạt 6/19 tiêu chí NTM, những tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, liên quan đến kinh tế. Địa bàn rộng, việc xây dựng các tuyến giao thông, hệ thống thủy lợi, công trình văn hóa trên địa bàn gặp nhiều khó khăn về kinh phí thực hiện. Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân chính là “cái gốc” trong XDNTM, chính quyền xã Triệu Thành đã khơi dậy được tiềm năng sẵn có của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều diện tích trồng lúa kém hiệu quả được khuyến khích chuyển đổi thành các vùng chuyên canh riềng, đào cảnh, cây ăn quả, ngô dày... Đã có 362 hộ gia đình tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần đa dạng hóa cây trồng, đưa giá trị ngành trồng trọt chiếm tới 67% trong cơ cấu kinh tế địa phương.

Tận dụng lợi thế đồi rừng, Nhân dân xã Triệu Thành đã phát triển mạnh chăn nuôi nông hộ. Xã luôn duy trì gần 600 con trâu, bò, gần 4.000 con lợn, khoảng 12.000 con gia cầm, hơn 250 đàn ong. Thống kê từ UBND xã Triệu Thành, giá trị ngành chăn nuôi của xã hiện đạt hơn 30 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài 170 ha đất rừng sản xuất chuyên trồng keo làm nguyên liệu giấy, xã còn khơi dậy hàng trăm héc-ta đồi rừng là đất vườn hộ và đất giao lâu năm để hình thành các vùng trồng luồng, mía đỏ, cây ăn quả, chè... tạo hàng trăm việc làm và thu nhập ổn định, mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng cho Nhân dân địa phương.

Được xếp vào xã miền núi nên yêu cầu tiêu chí thu nhập (tiêu chí số 10 trong XDNTM) chỉ cần đạt 36 triệu đồng/người/năm là đạt chuẩn, nhưng vào năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã Triệu Thành đã đạt 46,75 triệu đồng. Đó là cơ sở để chính quyền và Nhân dân địa phương huy động tổng nguồn lực 384 tỷ đồng cho XDNTM. Đến nay, 100% các tuyến đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện đã được nhựa hóa, với chiều rộng mặt đường trên 6,5m. Đa phần các đường trục thôn và đường liên thôn, ngõ xóm trong xã cũng được bê tông hóa, bảo đảm nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế cho Nhân dân. Cả 3 trường học trên địa bàn xã đều được xây dựng khang trang với nhiều trang thiết bị dạy và học hiện đại, trong đó Trường Tiểu học Triệu Thành đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, 2 trường còn lại đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị công nhận đạt chuẩn.

Trở lại xã Bình Sơn những ngày này, nhiều người phải ngỡ ngàng trước sự đổi thay so với thời điểm khoảng 5 năm trước. Là địa phương xa nhất so với trung tâm huyện, nhưng NTM đã đem lại diện mạo mới cho xã vùng 135 từng rất nhiều khó khăn này. Những vạt chè trải dài tít tắp trên các triền đồi là hình ảnh có thể bắt gặp ở mọi thôn làng trên địa bàn xã rộng nhất ở huyện Triệu Sơn. Mỗi năm, xã có khoảng 3 tấn chè khô được doanh nghiệp bao tiêu, chưa kể người dân bán tự phát ra thị trường. Những dãy núi đồi trùng điệp trước đây là sự cản trở, thì nay đã được Nhân dân địa phương phát triển kinh tế hiệu quả. Gần 1.000 ha đất lâm nghiệp đang có sự liên kết với các công ty trong tỉnh để trồng nguyên liệu giấy, trồng rừng gỗ lớn. Trên các cánh rừng, hoạt động chăn nuôi phát triển mạnh với hàng chục nghìn gia súc, gia cầm được duy trì nuôi thả, 800 đàn ong cho thu hoạch khoảng 7.000 lít mật mỗi năm. Sự năng động của HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn đã giúp xã có tới 4 sản phẩm OCOP là chè sạch, mật ong, trà xanh túi lọc và trà gai leo túi lọc. Trong XDNTM, xã đã huy động hơn 212 tỷ đồng để xây dựng các tiêu chí. Hệ thống hạ tầng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần người dân đươc nâng cao, môi trường sạch đẹp... đã đưa Bình Sơn thành xã NTM.

Với các xã bán sơn địa còn lại của huyện Triệu Sơn cũng đã vươn lên mạnh mẽ, cán đích NTM trong những tháng gần đây. Đến thời điểm hiện tại, huyện Triệu Sơn đã có 100% số xã đạt chuẩn, đang triển khai các bước đề nghị Trung ương công nhận về đích NTM cấp huyện.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]