(Baothanhhoa.vn) - Để gia tăng số lượng HTX hoạt động hiệu quả, thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ phát triển mới HTX, huyện Thường Xuân đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh và một số đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ phát triển loại hình HTX đa dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thường Xuân chú trọng phát triển HTX đa dịch vụ

Để gia tăng số lượng HTX hoạt động hiệu quả, thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ phát triển mới HTX, huyện Thường Xuân đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh và một số đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ phát triển loại hình HTX đa dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thường Xuân chú trọng phát triển HTX đa dịch vụDiện tích sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu của HTX Lâm nghiệp Dược liệu Thường Xuân.

Huyện Thường Xuân có 93.293 ha rừng, trong đó có 67.320 ha rừng tự nhiên. Đây là dư địa lớn để phát triển một số dịch vụ, ngành nghề phụ trợ từ rừng nên huyện đã khuyến khích người dân phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Hiện trên địa bàn huyện có hàng nghìn hộ dân đã và đang phát triển kinh tế từ nghề này. Tháng 7/2023, HTX Dịch vụ nuôi ong lấy mật hoa rừng Bù Sèo được thành lập nhằm tập hợp những hộ nuôi ong trên địa bàn thị trấn Thường Xuân để xây dựng và phát triển mật ong hoa rừng Bù Sèo trở thành “thương hiệu” mạnh trên thị trường.

Anh Trịnh Văn Khải, thị trấn Thường Xuân, Giám đốc HTX cho biết: "Tại địa phương có dãy núi Bù Sèo rộng lớn, với nguồn cây rừng, hoa rừng tự nhiên quanh năm nên từ lâu người dân đã tận dụng để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhờ đó, chất lượng mật ong tốt, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. Song chưa “định vị” được thương hiệu nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, HTX được thành lập vừa hỗ trợ kỹ thuật nuôi ong cho các hộ dân vừa tập trung nâng cao chất lượng cho sản phẩm mật ong hoa rừng tự nhiên Bù Sèo.

Được biết, HTX có vốn điều lệ khoảng 950 triệu đồng, bao gồm 13 thành viên, hiện tập trung nuôi thả, phát triển khoảng 600 đàn ong. HTX đã tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nuôi thả ong mật cho người dân địa phương và các huyện lân cận; phát triển các dịch vụ trồng trọt, trồng cây ăn quả và kinh doanh các sản phẩm nông, lâm sản đặc sản vùng miền... Với việc phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, HTX mong muốn trở thành cầu nối để người dân địa phương tiếp cận với sản xuất quy mô hàng hóa, tạo ra sản phẩm chất lượng, giá trị kinh tế cao.

Được thành lập tháng 6/2022 với ngành nghề sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp, song nhờ sự năng động, sáng tạo của đội ngũ quản lý nên HTX Lâm nghiệp - Dược liệu Thường Xuân tại xã Luận Thành đã mở rộng phương án hoạt động với 6 loại hình dịch vụ kinh doanh, như: sản xuất, kinh doanh hạt giống, giống cây trồng; liên doanh, liên kết trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp, cây dược liệu, hương liệu; kinh doanh khai thác chế biến sản phẩm lâm nghiệp dược liệu, hương liệu; chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm lâm nghiệp, dược liệu; tư vấn hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dược liệu, hương liệu. Những dịch vụ này sẽ hỗ trợ nhau để tăng nguồn thu cho HTX, đồng thời mang lại lợi ích cho các thành viên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ sản xuất cho người dân địa phương. Thông qua việc hỗ trợ người dân trồng, bảo tồn một số loại dược liệu quý hiếm, đến nay, HTX đã xây dựng và bảo tồn thành công vườn cây cát sâm giống, diện tích 2 ha, cho thu hoạch khoảng 500 kg hạt/năm. Đồng thời, tổ chức liên kết với người dân phát triển mô hình trồng cây cát sâm, diện tích hơn 5 ha và 2 ha cây bách bộ. Hằng năm, HTX còn sản xuất khoảng 1 triệu giống cây lâm nghiệp, 400.000 giống cây dược liệu cung cấp cho thị trường. Đồng thời, tạo việc làm ổn định cho 6 lao động, thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.

Hiện trên địa bàn huyện Thường Xuân có 50 HTX đang hoạt động, trong đó có hơn 60% số HTX hoạt động hiệu quả. Ngoài những chính sách hỗ trợ chung của tỉnh, UBND huyện thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để các HTX phát triển đa ngành nghề, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH - HĐH, phát triển ngành nghề nông thôn; thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ trong nông nghiệp, nhờ đó, đời sống của thành viên HTX được nâng cao rõ rệt, một số HTX nhanh chóng trở thành địa chỉ đáng tin cậy của hàng nghìn hộ nông dân địa phương.

Ông Vi Nguyên Huynh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, cho biết: "Nhờ phát triển đa dạng ngành nghề kinh doanh, nhiều HTX trên địa bàn huyện đã có doanh thu, lợi nhuận vượt trội. Đồng thời, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân, đẩy mạnh quá trình ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình HTX đa ngành nghề, dịch vụ đã tạo sinh kế cho nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo và trở nên khá giả".

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]