(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay các địa phương trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy và người dân chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa hồi xanh, đẻ nhánh. Để vụ lúa thu mùa đạt năng suất, sản lượng cao ngành nông nghiệp và các địa phương chủ động triển khai các giải pháp hướng dẫn cho người dân chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa phát triển.

Tập trung chăm sóc lúa vụ thu mùa

Hiện nay các địa phương trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy và người dân chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa hồi xanh, đẻ nhánh. Để vụ lúa thu mùa đạt năng suất, sản lượng cao ngành nông nghiệp và các địa phương chủ động triển khai các giải pháp hướng dẫn cho người dân chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa phát triển.

Tập trung chăm sóc lúa vụ thu mùaNông dân xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) chăm bón lúa thu mùa.

Trên những cánh đồng ở các xã Ngọc Liên, Mỹ Tân, Thạch Lập, Ngọc Sơn, Kiên Thọ, Ngọc Trung... của huyện Ngọc Lặc hiện đã phủ kín màu xanh của lúa thu mùa. Thời điểm này, nhiều diện tích lúa bước vào thời kỳ bén rễ và phát triển nên việc chăm sóc lúa được người dân các địa phương quan tâm, thường xuyên thăm đồng theo dõi diễn biến của cây lúa. Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc Phan Thị Hà cho biết: Theo kế hoạch, vụ thu mùa năm 2023 huyện Ngọc Lặc gieo trồng 3.900 ha lúa, năng suất 58,8 tạ/ha, sản lượng 22.930 tấn. Sau khi gặt xong lúa vụ xuân, ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các xã, thị trấn hướng dẫn người dân khẩn trương làm đất gieo cấy vụ mùa. Các HTX dịch vụ nông nghiệp chủ động đấu mối với các công ty giống cây trồng uy tín nhập nguồn giống, phân bón đảm bảo chất lượng về cung ứng cho bà con nông dân sản xuất. Ưu tiên sử dụng các giống cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt để cơ cấu vào các trà lúa và mở rộng diện tích trà lúa mùa sớm để tránh mưa bão, sâu bệnh cuối vụ. Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Thủy lợi Ngọc Lặc cùng với hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, tu sữa các trạm bơm, nạo vét các tuyến kênh mương đầu nguồn, khơi thông dòng chảy, phát huy tốt năng lực tưới, bảo đảm nguồn nước cho người dân gieo cấy ngay từ đầu vụ. Đến nay, huyện đã hoàn thành việc gieo cấy và một số diện tích trà lúa mùa sớm đã bước vào giai đoạn đẻ nhánh, được bà con nông dân bón thúc để lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Tính đến ngày 15-7, toàn tỉnh đã gieo cấy lúa thu mùa được 112.850 ha/114.000 ha, đạt 99% (trong đó, diện tích cấy 102.052 ha, diện tích gieo sạ 10.798 ha). Hiện nông dân ở các địa phương trong tỉnh cơ bản hoàn thành việc gieo cấy và tập trung chăm sóc, bón phân cho trà lúa mùa sớm và trà chính vụ, duy trì mực nước nông trên ruộng, tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh và rút nước. Đối với một số diện tích trà lúa mùa muộn, gặp thời tiết nắng nóng, lúa sau cấy thường bị ngộ độc hữu cơ, người dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Sau khi gieo cấy, ốc bươu vàng trên các chân ruộng nhiều nên người dân dùng thuốc vi sinh kết hợp với biện pháp thủ công bắt ốc bươu vàng hại lúa. Ngoài ra, người dân cũng thực hiện các biện pháp phòng, diệt chuột hại lúa trên đồng ruộng.

Để bảo đảm nguồn nước ương dưỡng cho cây lúa, các địa phương tích cực phối hợp với các đơn vị thủy nông thực hiện các biện pháp phòng chống khô hạn cho cây lúa. Giám đốc Chi nhánh Thủy lợi Quảng Xương (Công ty TNHH MTV Sông Chu) Lê Hoàng Sơn cho biết: Ngay từ đầu vụ, chi nhánh đã xây dựng phương án tưới, phòng chống hạn cho lúa thu mùa và chủ động được nguồn nước phục vụ cho người dân sản xuất. Đồng thời, chi nhánh triển khai thực hiện các giải pháp bơm trữ nước và phương án sử dụng trạm bơm dã chiến khi cần thiết. Cùng với đó, chi nhánh rà soát những diện tích lúa trên địa bàn phụ trách có nguy cơ cao bị hạn để có biện pháp cung cấp nước tưới kịp thời.

Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt Thanh Hóa, vụ thu mùa sẽ xuất hiện nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại do thời tiết diễn biến bất thường, mưa, nắng xen kẽ. Các đối tượng sâu bệnh gây hại lúa thường phát sinh trong vụ thu mùa như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn và đen lép hạt, bệnh nghẹt rễ sinh lý. Ngoài ra, các đối tượng chuột, bọ trĩ, ốc bươu vàng có khả năng phát sinh gây hại nặng cục bộ, đặc biệt trên các trà lúa mùa sớm trong giai đoạn lúa mới cấy và đứng cái làm đòng. Do vậy, để đảm bảo đạt được cả năng suất và sản lượng cây lúa vụ thu mùa, các phòng chuyên môn của các địa phương cần thường xuyên kiểm tra, thăm đồng để dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh gây hại và có giải pháp hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ kịp thời cho diện tích lúa mùa đã gieo cấy.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]