(Baothanhhoa.vn) - Không thể phủ nhận sự phát triển tất yếu và vai trò của kinh doanh qua nền tảng số trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc khó giám sát, quản lý thu thuế, hoạt động kinh doanh này cũng đang đặt các lực lượng chức năng trước nhiều thách thức trong công tác quản lý chất lượng, giá cả hàng hóa.

Tăng cường quản lý hoạt động thương mại trên nền tảng số

Không thể phủ nhận sự phát triển tất yếu và vai trò của kinh doanh qua nền tảng số trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc khó giám sát, quản lý thu thuế, hoạt động kinh doanh này cũng đang đặt các lực lượng chức năng trước nhiều thách thức trong công tác quản lý chất lượng, giá cả hàng hóa.

Tăng cường quản lý hoạt động thương mại trên nền tảng sốKinh doanh qua mạng xã hội Facebook đang được các ngành chức năng tăng cường giám sát về thu thuế và chất lượng hàng hóa.

Tại Thanh Hóa, các doanh nghiệp (DN), tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh qua nền tảng số khá đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, chủ yếu qua các mạng xã hội như Youtube, Facebook, Zalo... Nan giải hơn, với môi trường không biên giới trên không gian mạng, người dân có thể đặt mua hàng từ bất cứ nơi nào để vận chuyển qua địa bàn hoặc về địa phương tiêu thụ. Nắm bắt xu hướng thị trường và triển khai các kế hoạch chuyên đề của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp rà soát, giám sát và đấu tranh xử lý vi phạm.

Đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh, cho biết: Trong năm 2022 vừa qua, bên cạnh việc theo dõi sát diễn biến giá cả, hàng hóa trên thị trường, tăng cường công tác trinh sát, nắm bắt nguồn tin, xây dựng phương án kiểm tra tại các địa bàn, thị trường kinh doanh thương mại truyền thống thì hoạt động quản lý kinh doanh qua các nền tảng số được đơn vị chú trọng đặc biệt. Đơn vị đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại các kho hàng, chuỗi cửa hàng kinh doanh theo hệ thống, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn có sử dụng các trang thương mại điện tử (TMĐT), ứng dụng TMĐT, các trang mạng xã hội để kinh doanh, đặc biệt là livestream trên mạng facebook và giao dịch thông qua các ứng dụng trên điện thoại như Zalo, Viber... và giao trách nhiệm cụ thể cho từng kiểm soát viên phụ trách địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại.

Đáng lưu ý, ngoài sử dụng lực lượng cán bộ thuộc biên chế, đơn vị đã quan tâm, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin, sử dụng người không thuộc biên chế, có khả năng và điều kiện tham gia làm cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin, đầu mối liên hệ để thường xuyên cung cấp nguồn tin phục vụ cho hoạt động của lực lượng quản lý thị trường. Trong năm 2022, đơn vị đã ban hành 47 quyết định xử phạt/quyết định tịch thu đối với 50 hành vi vi phạm về hoạt động TMĐT và sử dụng ứng dụng số để kinh doanh. Trong đó có 19 hành vi về hàng hóa nhập lậu, 13 hành vi kinh doanh hàng giả, 18 hành vi về các vi phạm khác trong kinh doanh. Số tiền thu phạt là 208,8 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 90,8 triệu đồng và chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự 1 vụ.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh và chất lượng hàng hóa trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh cũng đã ban hành và triển khai Phương án số 1484/PA-CQLTT ngày 31-10-2022 về việc kiểm tra, khám nơi cất giấu hàng hóa, phương tiện vận chuyển tại các DN hoạt động bưu chính, chuyển phát nhanh. Ngày 1-11-2022, đơn vị đã phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế tỉnh thành lập 3 đoàn kiểm tra cùng lúc kiểm tra 3 kho hàng của các DN kinh doanh dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra phát hiện hơn 1.300 sản phẩm là giày dép, quần áo, mỹ phẩm thiết bị điện tử đã qua sử dụng... có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật. Được biết, tính chung kết quả kiểm soát của các lực lượng trong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, trong năm 2022, các đơn vị đã xử lý 115 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số, với số tiền thu phạt vi phạm hành chính là 308,8 triệu đồng.

Cùng với việc nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa qua nền tảng thương mại số, được biết, các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa như Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, ngân hàng, các đơn vị vận chuyển cũng đang tăng cường phối hợp tuyên truyền, thu thập cơ sở dữ liệu về hoạt động TMĐT để phân tích dữ liệu, mời tổ chức, cá nhân làm việc và hướng dẫn kê khai, nộp thuế. Được biết, trong năm 2022, ngành thuế Thanh Hóa đã rà soát, thực hiện quản lý thuế đối với hàng trăm hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, thu về ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Hiện nay, với nhóm những người nộp thuế bán hàng online thông thường qua các nền tảng số như Zalo, Facebook,... đã đăng ký nộp thuế khoán, cơ quan thuế cũng đang tiến hành kiểm soát dòng tiền, phân loại đối tượng quản lý, thực hiện điều chỉnh tăng thu đối với cá nhân có phát sinh doanh thu lớn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong kinh doanh TMĐT.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]