Tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp
Xác định công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) là nhiệm vụ trọng tâm, giữ vai trò quan trọng đối với năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước cũng như nhận thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng VTNN.
Cán bộ HTX sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung) tư vấn sử dụng vật tư nông nghiệp cho người dân. Ảnh: Lê Hòa
Thực tế cho thấy, số lượng sản phẩm phân bón, giống cây trồng đang lưu hành trên thị trường trong tỉnh đa dạng, khiến nông dân rất khó phân biệt về chất lượng, quy trình sử dụng phù hợp. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 2.000 cơ sở đủ điều kiện kinh doanh VTNN. Các mặt hàng khá phong phú là điều kiện thuận lợi cho nông dân lựa chọn. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, việc chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh VTNN trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: Nhiều cơ sở kinh doanh vẫn mang tính thời vụ, nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định nên rất khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát. Nhiều cửa hàng chưa cung cấp đủ thông tin sản phẩm cho khách hàng, không có hóa đơn mua bán; hàng hóa chưa có bảng niêm yết giá hoặc chưa cập nhật thường xuyên giá niêm yết; hàng hóa sắp xếp chưa hợp lý, còn thiếu các thiết bị bảo quản sản phẩm qua đó làm giảm chất lượng sản phẩm...
Để khắc phục những tồn tại trên, ngành nông nghiệp đã phối hợp với lực lượng chức năng và chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát VTNN ở tất cả các khâu, từ sản xuất, kinh doanh đến sử dụng, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho nông dân. Tại huyện Ngọc Lặc, trong năm 2023 đoàn công tác của huyện đã tổ chức kiểm tra 30 cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn, gồm 7 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 5 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, 6 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, 6 cơ sở kinh doanh phân bón, 6 cơ sở kinh doanh giống cây trồng. Qua kiểm tra, 100% cơ sở đều đảm bảo quy định về điều kiện kinh doanh. Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ngọc Lặc Nguyễn Quốc Thái cho biết: Nhờ được tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN nên các cơ sở trên địa bàn đều nắm rõ quy định, hướng tới sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật. Theo đó, hiệu quả của các loại vật tư đối với sản xuất được phát huy, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi được bảo đảm.
Không chỉ tại Ngọc Lặc, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm quản lý hiệu quả thị trường kinh doanh VTNN, góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Theo đó, năm 2023, ngành nông nghiệp đã tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với 653 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm đối với 84 cơ sở, số tiền phạt nộp ngân sách hơn 1 tỷ đồng, thu hồi, tái chế 67,64 tấn phân bón, 220 lít thuốc bảo vệ thực vật vi phạm.
Cán bộ Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị bước vào sản xuất vụ xuân 2024, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh khoảng 191.000 ha, do đó nhu cầu về VTNN là rất lớn. Nhằm đáp ứng nhu cầu VTNN phục vụ sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh đã có kế hoạch nhập đầy đủ số lượng, chủng loại vật tư để cung ứng ra thị trường. Giám đốc Trung tâm chăm sóc, phục vụ nông dân Việt Nam (thuộc Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông) Nguyễn Trung Trụ cho biết: Để đảm bảo phân bón cho vụ xuân 2024, Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông đã chủ động tích trữ nguyên liệu, lên kế hoạch sản xuất, cung ứng cho thị trường Thanh Hóa khoảng 30.000 - 40.000 tấn phân bón các loại, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt phân bón. Đồng thời, để đồng hành cùng nông dân Thanh Hóa, thông qua Hội Nông dân tỉnh và 21 nhà phân phối, công ty sẽ đưa đến thị trường khoảng 100 sản phẩm dinh dưỡng cây trồng với giá ưu đãi nhất. Trong đó, dự kiến, giá phân bón trong vụ xuân 2024 sẽ thấp hơn 10 - 15% so với cùng kỳ năm 2023, góp phần nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Để thị trường VTNN kinh doanh đúng quy định của pháp luật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp với lực lượng chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh VTNN. Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng theo đúng quy định pháp luật, góp phần hạn chế tối đa những thiệt hại cho người sản xuất do chất lượng hàng hóa VTNN gây ra.
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2024-11-28 15:28:00
Ngân hàng bị phạt tới 500 triệu đồng nếu ép khách mua bảo hiểm
-
2024-11-28 15:20:00
Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2024-01-08 12:03:00
Thực hiện các giải pháp sản xuất vụ xuân
Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp chủ lực được truy xuất nguồn gốc đạt 80% trở lên
Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam tăng 6,9%
Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024
Hà Long phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân
Thiệu Hóa duy trì mạch tăng trưởng
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp Tết Nguyên đán
Vườn trại ngàn hoa
Tiếp tục xây dựng Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa trở thành tổ chức vững mạnh
Ngọc Lặc phát triển cây ăn quả tập trung