(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tại khu phố Tiến Sơn 2, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2030.

Phê duyệt phương án phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tại khu phố Tiến Sơn 2, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2030.

Phê duyệt phương án phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Mục đích nhằm bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, gìn giữ, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực đầu nguồn sông Chu, sông Khao. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; tăng giá trị các hoạt động sản xuất lâm nghiệp và dịch vụ môi trường rừng; góp phần hài hòa giữa lợi ích bảo tồn, bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế, quốc phòng, an ninh địa phương.

Cụ thể, bảo vệ hiệu quả 24.728,6 ha đất rừng hiện có; duy trì và tăng độ che phủ rừng trên 97%; nâng cao khả năng giá trị phòng hộ đầu nguồn và cung cấp nguồn sinh thủy cho hồ thủy điện Cửa Đạt, Xuân Minh, Bái Thượng và Dốc Cáy; đảm bảo nguồn nước tưới cho 86.000 ha đất nông nghiệp, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho vùng hạ lưu tỉnh Thanh Hóa; Bảo tồn được giá trị đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ môi trường rừng; bảo tồn và phát triển 56 loài thực vật, 94 loài động vật đặc hữu, quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, điển hình như các loài: Pơmu, sa mu dầu, bách xanh, vượn đen má trắng, voọc xám, các loài mang; Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng, thông qua các biện pháp lâm sinh như: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng, nhằm phát huy tối đa các chức năng của rừng (hạn chế xói mòn đất, chống suy thoái tài nguyên nước; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm)…

Đồng thời, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương thông qua giao khoán bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động lâm nghiệp khác. Từng bước nâng cao nhận thức chủ rừng, người dân chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến thức bản địa của địa phương. Tạo môi trường thuận lợi thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, theo chuỗi giá trị.

Xem quyết định tại đây.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]