(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, các huyện miền núi xứ Thanh đã, đang đẩy mạnh việc sản xuất và phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG), góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển lâm sản ngoài gỗ để xóa đói, giảm nghèo bền vững

Phát triển lâm sản ngoài gỗ để xóa đói, giảm nghèo bền vững

Phát triển vườn ươm cây giống tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lang Chánh.

Trong những năm qua, các huyện miền núi xứ Thanh đã, đang đẩy mạnh việc sản xuất và phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG), góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Có thể thấy, hoạt động sản xuất một số LSNG, như mây, tre, nứa, vầu, quế, hồi, thảo quả... đã đóng vai trò quan trọng trong thu hút hàng nghìn lao động tại địa phương, tận dụng lao động nhàn rỗi, góp phần nâng cao đời sống người dân, nhất là đồng bào các dân tộc miền núi và các vùng sâu, vùng cao. Do việc thu hái, gieo trồng, sơ chế một số LSNG tương đối đơn giản, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, nên người dân miền núi có điều kiện tham gia việc thu hái, gieo trồng và sơ chế các sản phẩm LSNG.

Điển hình như huyện Quan Sơn, nứa, vầu là cây kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Theo thống kê, rừng nứa, vầu tại huyện Quan Sơn có khoảng 24.862,29 ha, chiếm 49% diện tích rừng của toàn huyện. Để nâng cao giá trị cho cây nứa, vầu, huyện Quan Sơn chú trọng gắn việc phát triển vùng nguyên liệu với chế biến; đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp chế biến lâm sản, trong đó có các doanh nghiệp chế biến nguyên liệu nứa, vầu. Đến nay, huyện có hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản. Bình quân, mỗi cơ sở sản xuất giải quyết việc làm cho 10 - 15 lao động, với mức thu nhập từ 3 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài cây nứa, vầu, huyện Quan Sơn hướng tới xây dựng mô hình trồng dược liệu theo chuỗi liên kết sản xuất. Đã phát triển được gần 100 ha cây dược liệu các loại, trong đó có khoảng 40 ha cây sa nhân, đinh lăng được trồng tại khu vực Vũng Cộp, xã Sơn Thủy và xã Trung Hạ; trồng hàng chục héc-ta cây nghệ vàng ở các xã Trung Hạ, Sơn Điện...

Còn tại huyện Thường Xuân lại chú trọng chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng quế. Theo ông Nguyễn Văn Minh, thôn Trung Chính, xã Xuân Cẩm - người gắn bó với quế ngọc Châu Thường trên 20 năm thì trồng quế mang lại lợi ích bền vững hơn so với các loại cây lâm nghiệp khác. Bởi hiện tại gia đình ông có 5 ha quế đang cho thu hoạch, mỗi năm trừ chi phí, thu lãi trên 300 triệu đồng.

Để kích cầu và từng bước ổn định cuộc sống cho người trồng quế, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc Thường Xuân, giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025”; huyện Thường Xuân cũng ban hành một số chính sách hỗ trợ, như: Bảo tồn cây giống, trồng mới, xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, tập huấn kỹ thuật... Với những chính sách thiết thực, đến nay huyện Thường Xuân đã phát triển được 700 ha quế, cùng với đó huyện còn quy hoạch, trồng nhiều loại cây dược liệu khác có giá trị kinh tế cao, như: nghệ vàng, sa nhân tím, sả... hiện được các doanh nghiệp như Công ty CP Bảo tồn dược liệu và Phát triển đông y Hoàn Thiện, Công ty TNHH MTV Quế Thường Xuân bao tiêu sản phẩm.

Việc phát triển sản xuất một số LSNG không chỉ thu hút các lao động có sức khỏe mà trẻ em, phụ nữ, người già cũng có thể tham gia. Sản xuất LSNG chủ yếu ở miền núi đã mang lại những kết quả rất rõ rệt để làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Nhiều gia đình, thôn bản nhờ phát triển sản xuất LSNG đã thoát nghèo bền vững, vươn lên trở thành gia đình khá giả.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]