(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020 cũng là năm khép lại nhiệm kỳ 2015 – 2020 của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVIII, mà Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) là 1 trong 5 chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh, được đưa vào nghị quyết đại hội. Để nhìn lại tình hình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này, UBND tỉnh vừa chỉ đạo Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đánh giá lại hiệu quả quá trình gần 5 năm thực hiện, trong đó có việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho KKTNS&CKCN trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, khu kinh tế

Năm 2020 cũng là năm khép lại nhiệm kỳ 2015 – 2020 của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVIII, mà Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) là 1 trong 5 chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh, được đưa vào nghị quyết đại hội. Để nhìn lại tình hình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này, UBND tỉnh vừa chỉ đạo Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đánh giá lại hiệu quả quá trình gần 5 năm thực hiện, trong đó có việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho KKTNS&CKCN trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, khu kinh tế

Dự án mở rộng đường 513 trong Khu Kinh tế Nghi Sơn đã cơ bản hoàn thành.

Ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII ban hành Quyết định 288-QĐ/TU vào tháng 5–2016 về Chương trình Phát triển KKTNS&CKCN giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND để giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương cũng như Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh triển khai thực hiện.

Tính riêng tại KKTNS, tỉnh đã tranh thủ, cân đối và sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn Trung ương cấp và vốn ngân sách tỉnh để ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Từ năm 2016 đến nay, tổng vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho phát triển hạ tầng kỹ thuật tại KKTNS đạt hơn 2.650 tỷ đồng, đầu tư 15 dự án chuyển tiếp và 12 dự án khởi công mới. Đến thời điểm hiện tại, đã có 14 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, nâng tổng số dự án hạ tầng kỹ thuật tại đây lên 57 dự án. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách, từ năm 2016 đến nay, KKTNS đã thu hút được 12 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ vốn ngoài ngân sách Nhà nước với tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng. Về hệ thống hạ tầng giao thông, hiện đã cơ bản bảo đảm kết nối nội bộ giữa hệ thống cảng biển Nghi Sơn với các khu chức năng của KKTNS và kết nối với các tuyến giao thông trong vùng, cũng như toàn quốc. Giai đoạn này, nhiều tuyến đường quan trọng trong KKTNS, như: Mở rộng đường 513, đường Bắc – Nam 1, đường Đông – Tây 1, đường vào mỏ sét, đường vào bãi rác KKT... đã được hoàn thành. Nhiều tuyến đường quan trọng khác vẫn đang tiếp tục được triển khai, như: Đường Bắc – Nam 2, đường Đông – Tây 4, mở rộng cầu vượt nút giao giữa Quốc lộ 1A đến điểm đầu đường Nghi Sơn – Bãi Trành, đường vào Nhà máy Xi măng Công Thanh, đường từ Quốc lộ 1A đến đường Đông – Tây 4 đi Cảng Nghi Sơn... Hệ thống giao thông đối ngoại của KKTNS cũng được xây dựng và hoàn thành, tạo được sự kết nối cho phát triển lâu dài. Đầu tiên phải kể đến công trình đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi KKTNS; đường ven biển từ huyện Tĩnh Gia nối với KCN Đông Hồi của tỉnh Nghệ An...

Với hệ thống cảng biển nước sâu tại KKTNS, từng được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây. Từ năm 2016 đến nay, đã có thêm 5 bến cảng tổng hợp của Công ty CP Gang thép Nghi Sơn hoàn thành, nâng tổng số bến cảng tổng hợp đi vào hoạt động tại KKTNS lên 10 bến. Các bến cảng tổng hợp còn lại hiện vẫn đang được các chủ đầu tư khẩn trương xây dựng. Hiện, Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát đang triển khai đầu tư 2 bến nhô dạng trụ phía ngoài cho tàu có chiều dài đến 335 m và tải trọng đến 20.000 tấn ra vào. Dự kiến đến tháng 5–2020, 2 bến này sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1 với quy mô có thể tiếp nhận tàu đến 3.000 tấn. Dịch vụ bốc xếp hàng hóa qua hệ thống Cảng Nghi Sơn ngày càng phát triển. Với sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh và sự nỗ lực của các doanh nghiệp khai thác cảng, tại KKTNS đã bắt đầu hình thành và khai thác tuyến container quốc tế từ tháng 5-2019, do Tập đoàn CMA CGM của Pháp – một hãng tàu vận tải container hàng đầu thế giới triển khai.

Cùng giai đoạn trên, hạ tầng các KCN nằm trong KKTNS cũng được quan tâm kêu gọi đầu tư. Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng KCN số 3 cho Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung với tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng. Hiện nay, Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đang tích cực kêu gọi đầu tư hạ tầng các KCN số 4, 5, 6 và các KCN mới theo quy hoạch chung, mở rộng KKTNS đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hệ thống cấp nước, điện, viễn thông... tại KKTNS cũng đạt được nhiều kết quả, bảo đảm sản xuất và sinh hoạt cho các nhà máy, người lao động trên địa bàn.

Tại các KCN trên địa bàn tỉnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng ngày càng hoàn thiện. Các công trình giao thông trục chính của các KCN được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước đã và đang được triển khai. Tổng vốn đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước cho các KCN từ năm 2016 đến đầu năm 2020 đã đạt hơn 128 tỷ đồng; trong đó, KCN Lam Sơn – Sao Vàng 100 tỷ đồng, KCN Lễ Môn 7 tỷ đồng, KCN Bỉm Sơn 14,8 tỷ đồng... Từ nguồn vốn trên, KCN Lễ Môn được chỉnh trang nút giao giữa Quốc lộ 47 với đường vào Cảng Lễ Môn và tuyến đường gom trước cổng Nhà máy gạch Vicenza. KCN Lam Sơn – Sao Vàng đã được đầu tư các tuyến giao thông trục chính từ vốn ngân sách địa phương để thu hút các nhà đầu tư hạ tầng. Nhà đầu tư hạ tầng KCN này là liên danh Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Cường Thịnh Thi và Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung cũng đang triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật tại đây. Với KCN Bỉm Sơn, các tuyến giao thông đối nội và hệ thống hạ tầng khác đã cơ bản hoàn thiện. Riêng tuyến đường N3 ngoài hàng rào Khu B đang tiếp tục được triển khai. KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga, giai đoạn 1 đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật như các tuyến giao thông, hệ thống nước thải. Giai đoạn 2 của KCN này với diện tích 49,5 ha do Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng làm chủ đầu tư hạ tầng, đã giải phóng mặt bằng được hơn 48 ha, cơ bản hoàn thành các hạng mục chính.

Có thể nói, hạ tầng KKTNS&CKCN đang ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Chỉ chưa đầy 5 năm qua, nhưng một khối lượng lớn các dự án hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng, góp phần thuận lợi hơn cho thu hút đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh vào tỉnh. Tuy nhiên, còn nhiều công trình trong số đó chậm tiến độ bởi nhiều nguyên nhân, gây một số trở ngại nhất định cho sự phát triển công nghiệp cũng như kinh tế - xã hội của một số địa phương lân cận.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài Và Ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]