(Baothanhhoa.vn) - Được triển khai vài năm trước, nghề nuôi cá lăng đặc sản trên sông Mã tại làng chài Yên Duyệt, xã Cẩm Yên (Cẩm Thủy) đang được đầu tư phát triển để cung cấp cho ẩm thực địa phương và các nhà hàng quanh vùng.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Được triển khai vài năm trước, nghề nuôi cá lăng đặc sản trên sông Mã tại làng chài Yên Duyệt, xã Cẩm Yên (Cẩm Thủy) đang được đầu tư phát triển để cung cấp cho ẩm thực địa phương và các nhà hàng quanh vùng.

Video: Nuôi cá trên sông Mã.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Nghề nuôi cá lăng đặc sản trên sông Mã được người dân làng chài Yên Duyệt phát triển hai năm nay do nhận thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhu cầu thị trường lớn.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Hộ ông Trần Ngọc Trọng, 64 tuổi là một trong số gần 10 gia đình ở thôn Yên Duyệt nuôi cá lăng. Ông Trọng cho biết gia đình mình đang trong giai đoạn nuôi thử nghiệm nhưng kết quả khá khả quan.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

“Cá lăng, cá ké là loài đặc sản ở sông Mã, trước đây chúng sinh sống trong môi trường tự nhiên khá nhiều nhưng do đánh bắt tận diệt giờ không còn là bao nên gần đây chúng tôi tìm cách nuôi nhốt trong lồng ngay trên sông Mã luôn, cá lớn nhanh, thịt thơm ngon không khác mấy so với cá sống trong môi trường tự nhiên...”, ông Trọng nói.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Thức ăn của cá lăng chủ yếu là giun đào trên các bãi bồi ven sông. Để gom đủ số lượng thức ăn cho đàn cá gần 100 con, mỗi ngày ông phải đi cuốc đất 1-2 giờ, thu về hơn 1 kg giun.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Thi thoảng, ông Trọng dùng vợt hớt cá lên kiểm tra xem chúng có nhiễm bệnh hay sinh trưởng tốt hay không. “Nuôi cá lăng không có bí quyết gì đặc biệt, chủ yếu phải vệ sinh lồng bè sạch sẽ trước khi thả và cho ăn đầy đủ”, ông Trọng chia sẻ. Sau hơn một năm thả giống, đàn cá của gia đình ông Trọng trung bình đạt 1,5-2kg mỗi con.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Gia đình ông Nguyễn Văn Chiến (50 tuổi), là một trong số hộ nuôi nhiều cá lăng nhất ở làng chài Yên Duyệt. Đầu năm 2021 ông tìm mua hơn 150 con giống cá lăng (15.000 đồng/con) to bằng ngón tay người lớn về thả. Đến nay, đàn cá đã cho thu hoạch rộ, con lớn nhất trong lồng cỡ 3-4kg.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Cá lăng hiện bán khá chạy, dao động 200.000-300.000 đồng/kg, loại lớn hơn và vào mùa khan hiếm thực phẩm dịp Tết có thể bán với giá 500.000-700.000 đồng/kg. “Người nuôi không phải mang ra chợ mà nhà hàng tìm đến tận nơi đặt mua, cá rất được thị trường ưa chuộng”, ông Chiến nói.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Sau khi xuất bán những con cá lớn, số còn nhỏ ông Chiến tiếp tục chăm sóc. Do gia đình làm nghề đánh lưới nên tận dụng số cá và hải sản nhỏ đem về làm thức ăn cho đàn cá lăng nuôi mà không phải đi cuốc giun như các hộ lkhác.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

“Nuôi cá lăng không quá vất vả nhưng đòi hỏi kiên trì và cẩn thận, đặc biệt là nguồn nước phải luôn giữ sạch sẽ…”, ông Chiến nói. Vào những ngày thuỷ điện xả lũ hoặc mưa lớn ông phải thức khuya dậy sớm để canh chừng mực nước sau đó kéo bè lên vị trí an toàn, tránh lũ cuốn trôi tài sản.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Cá lăng có giá trị dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như món nướng, kho, om chuối đậu, nấu chua…

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Ngoài nuôi cá lăng, người dân làng chài Yên Duyệt rất thạo nghề nuôi cá trắm trên lòng sông Mã. Nghề nuôi cá trắm đã gắn bó họ từ nhiều đời nay, có thời điểm hộ nào trong làng cũng nuôi cá trắm lồng, nhưng giờ chỉ còn lại ít hộ giữ nghề.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Thức ăn cho cá trắm chủ yếu là cỏ non, lá chuối. Mỗi ngày, sau khi đi đào giun cho cá lăng ăn, ông Trọng lại cắt cỏ về cho đàn cá trắm.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Nghề nuôi cá giúp gia đình ông Trọng nuôi 4 con ăn học, hiện đã lập gia đình riêng, song các con không ai theo nghề của ông bà.

Nuôi cá đặc sản trên sông Mã

Làng Yên Duyệt có gần 200 hộ dân, trong đó 30 hộ làm nghề sông nước.

Tin liên quan:
  • Nuôi cá đặc sản trên sông Mã
    Phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Nhà máy Thủy điện Trung Sơn

    Với lợi thế có sông Mã chảy qua, đặc biệt từ khi Nhà máy Thủy điện Trung Sơn (Quan Hóa) đi vào hoạt động, hàng chục hộ dân ở xã Trung Sơn sống ven lòng hồ thủy điện đã phát triển nghề nuôi cá lồng truyền thống.

  • Nuôi cá đặc sản trên sông Mã
    Thực hiện tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

    Trong thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh cùng các địa phương đã tích cực thực hiện công tác tái tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước tạo thành phong trào thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

  • Nuôi cá đặc sản trên sông Mã
    Bảo đảm môi trường trong nuôi trồng thủy sản

    Thời gian qua, việc bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản được các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương và người dân quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng thủy sản nuôi bị chết vẫn xảy ra ở các địa phương trong tỉnh bởi yếu tố môi trường, gây thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]