Khi “đoàn tàu” chuyển động...
Nghị quyết 58-NQ/TW ví như “đường ray” định hướng, song sự chuyển động nhanh hay chậm của “đoàn tàu” kinh tế - xã hội còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, quyết tâm chính trị và tinh thần đoàn kết, thống nhất “trên dưới một lòng” là điều kiện cần và cách thức để vận hành, điều khiển, sắp đặt phù hợp là điều kiện đủ, để tạo ra “chìa khóa” đưa Thanh Hóa tiệm cận dần các mục tiêu lớn.
Cảng biển Nghi Sơn.
Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định mục tiêu đến năm 2030: “Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hóa, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc”.
Để làm cơ sở cho việc hiện thực hóa mục tiêu lớn đó, trước hết, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung cụ thể hóa Nghị quyết 37/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Xem đây là một bước quan trọng trong lộ trình “điều khiển, sắp đặt” nhằm thúc đẩy sự chuyển động của “đoàn tàu” kinh tế - xã hội trên “đường ray” Nghị quyết 58-NQ/TW. Đến nay, trong số 8 chính sách theo Nghị quyết số 37/2021/QH15, chính sách về định mức phân bổ chi thường xuyên và 3 chính sách về phân cấp, ủy quyền trong quản lý rừng, đất đai, quy hoạch đã được tổ chức triển khai thực hiện. Chính sách về để lại tăng thu từ xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn đang được Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn. Đối với 3 chính sách đặc thù còn lại (mức dư nợ vay; phí, lệ phí; thu từ xử lý nhà, đất) đang được UBND tỉnh giao các đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện.
Xác định quy hoạch phải đi trước một bước để “đón đầu” sự phát triển, Thanh Hóa đã xây dựng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung bộ. Đồng thời, xây dựng Quy hoạch đô thị tỉnh Thanh Hóa theo hướng phân bổ hợp lý giữa các vùng, kết nối thuận lợi với các đô thị vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ; kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, thân thiện với môi trường, dẫn dắt đổi mới sáng tạo và là động lực tăng trưởng kinh tế. Đến nay, các quy hoạch trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó tạo ra khung pháp lý cao nhất, khái quát nhất và là công cụ quan trọng để tỉnh hoạch định các định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, cũng như phân bố và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 58-NQ/TW.
Để tạo “bộ khung” cho phát triển, tỉnh đã tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm về phát triển nông nghiệp và XDNTM; phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; phát triển du lịch; nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế; phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi. Đồng thời, thực hiện 3 khâu đột phá lớn là đột phá về phát triển hạ tầng; đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đến nay, những kết quả quan trọng đạt được từ các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá trên đã tạo nền tảng để thúc đẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ.
Cùng với đó, để tạo ra một số “đầu tàu” tăng trưởng, HĐND tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và huyện Thọ Xuân, nhằm tạo cơ sở pháp lý để các địa phương này chủ động huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đồng thời, để miền núi tiến nhanh theo nhịp chuyển động chung của tỉnh, bên cạnh việc triển khai Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi; tỉnh cũng đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với mục tiêu chung là xây dựng và phát triển huyện Mường Lát trên cơ sở phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và các địa phương, đơn vị trong tỉnh. Từ đó, tạo tiền đề để phấn đấu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo. Có thể nói, sự ra đời của Nghị quyết số 11-NQ/TU đã cho thấy sự nhân văn trong hoạch định chính sách hướng đến khu vực khó khăn và trên tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau” của tỉnh Thanh Hóa.
...
Có thể khẳng định, để trở thành một tỉnh kiểu mẫu như mong mỏi của Bác Hồ, Thanh Hóa đã và đang nỗ lực trong việc “điều khiển, sắp đặt”, nhằm đưa “đoàn tàu” kinh tế - xã hội chuyển động nhanh trên “đường ray” mà Nghị quyết 58-NQ/TW của Bộ Chính trị đã vạch ra.
Bài và ảnh: Hoàng Xuân
- 2024-11-15 19:09:00
Nguồn sống mới cho rừng (Bài 1): Giữ “hơi thở” của làng
- 2024-11-15 15:17:00
Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai
- 2024-01-01 09:48:00
Giao thông đi trước đón đầu
Mở ra “cánh cửa” mới
Tạo dựng diện mạo trung tâm công nghiệp lớn
Một năm vượt khó
Quảng Ninh giữ vị trí quán quân Vùng đồng bằng sông Hồng sau 5 năm khánh thành ba công trình giao thông trọng điểm
Công điện của Thủ tướng về tập trung giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu
Tín hiệu tích cực từ tích tụ, tập trung đất trong sản xuất nông nghiệp
Người níu giữ vị mắm trăm năm
Bức tranh tăng trưởng nhiều gam màu sáng
GDP năm 2023 tăng 5,05%, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng kinh tế trên Thế giới