Kết nối chuyển giao công nghệ nông nghiệp quốc tế
Chiều 7/3, đoàn công tác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về Chương trình kết nối chuyển giao công nghệ nông nghiệp quốc tế. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban ngành, đơn vị, các địa phương liên quan.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận một số nội dung quan trọng, như: Thực trạng, tiềm năng ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ nông nghiệp; nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp thời đại cách mạng công nghệ 4.0; các thành tựu khoa học, công nghệ; khả năng, kỹ năng ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, khởi nghiệp trong nông nghiệp...
Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vũ Ngọc Huyền phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chia sẻ những thành tựu về sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp ở Thanh Hóa và nhấn mạnh, đã và đang có nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài quan tâm đầu tư và đăng ký đầu tư, khởi công dự án đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Điều đó khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư đối với cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và môi trường đầu tư của tỉnh Thanh Hóa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện nay Thanh Hóa còn nhiều dư địa để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhưng sự tham gia của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi giá trị chưa nhiều, nên chưa phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế.
Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá phát biểu tại buổi làm việc.
Trung bình mỗi năm, Thanh Hóa sản xuất trên 1,5 triệu tấn lương thực; 700 nghìn tấn rau, quả; trên 120 nghìn tấn thủy sản, hàng triệu tấn nguyên liệu tre, luồng... Đây cũng là tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Bá Thước phát biểu tại buổi làm việc.
Thanh Hóa mong muốn Học viện Nông nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối, trao đổi hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư trên các lĩnh vực ứng dụng công nghệ vi sinh, phát triển nông nghiệp tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất giống gia súc, gia cầm; thủy sản; cây dược liệu; chế biến nông - lâm - thủy sản; phát triển Khu nông nghiệp công nghệ cao.
Từ đó, tạo ra các sản phẩm theo chuỗi đảm bảo các tiêu chí xuất khẩu, có giá trị gia tăng cao; giúp cho ngành nông nghiệp tham gia sâu hơn vào tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển ngày càng bền vững.
Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2025-01-06 16:21:00
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp tết
-
2025-01-06 15:22:00
Bảo đảm vận hành nhà máy an toàn, hiệu quả
-
2024-03-07 15:50:00
Hơn 520 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2024
Giá xăng trong nước cùng giảm, RON95-III còn 23.557 đồng mỗi lít
Trên những vùng sản xuất vụ xuân quy mô lớn
Bản tin tài chính 7/3/2024: Vàng thế giới và trong nước tiếp đà tăng do đồng USD suy yếu
Tăng hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế
Bảo đảm cân đối cung cầu mặt hàng thiết yếu
Điện lực TP Sầm Sơn tăng cường giải pháp cung ứng điện hè 2024
“Mục sở thị” trung tâm nuôi cấy mô giống cây trồng
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng hóa nông nghiệp
Bản tin tài chính 6/3/2024: Giá vàng tăng sốc, lập đỉnh cao mới