(Baothanhhoa.vn) - Với những lợi thế về tự nhiên, giao thông thuận lợi và giao thương phát triển, huyện Quảng Xương đang xây dựng hệ thống các giải pháp để phát triển các ngành nghề ở nông thôn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành nghề này thành làng nghề được công nhận và tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quảng Xương phát triển các ngành nghề nông thôn

Với những lợi thế về tự nhiên, giao thông thuận lợi và giao thương phát triển, huyện Quảng Xương đang xây dựng hệ thống các giải pháp để phát triển các ngành nghề ở nông thôn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành nghề này thành làng nghề được công nhận và tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Quảng Xương phát triển các ngành nghề nông thôn

Nghề chế biến hải sản xã Quảng Nham hiện đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra nhiệm vụ khôi phục, phát triển nghề truyền thống trên địa bàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Theo đó, trên địa bàn tuy có nhiều ngành nghề nông thôn nhưng đang ở tình trạng manh mún, chưa có quy hoạch và định hướng phát triển, chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, chưa tận dụng được lợi thế và gặp nhiều khó khăn, thách thức; một số nghề truyền thống có nguy cơ mai một. Do đó, việc duy trì, phát triển các sản phẩm, làng nghề trên địa bàn huyện sẽ là cơ sở gắn kết giữa bảo tồn và phát triển, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tại Đề án Duy trì và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Xương, giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở thế mạnh và khả năng phát triển, huyện Quảng Xương đã nhận định và xây dựng kế hoạch phát triển một số ngành nghề gắn liền với phát triển thương hiệu sản phẩm, đó là: nghề trồng cói và sản xuất các sản phẩm từ cói hoạt động tại một số xã vùng đồng bằng: Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc, Quảng Hợp; nghề trồng đào Quảng Chính và nghề chế biến thủy sản Quảng Nham. Đồng thời, thực hiện khôi phục một số làng nghề, giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn gắn với chương trình đào tạo nghề, như: nghề mây tre đan xã Quảng Phong cũ, nay là thị trấn Tân Phong; nghề đan cói thủ công mỹ nghệ.

Trồng và chế biến cói là nghề đã phát triển lâu đời trên địa bàn. Hiện nay, huyện Quảng Xương có 550 ha đất trồng cói, tập trung ở các xã: Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc và Quảng Văn; sản lượng cói đạt gần 7.000 tấn/năm. Để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói, huyện Quảng Xương đã có nhiều chính sách khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những hộ có tâm huyết với nghề được vay vốn để đầu tư mua máy dệt chiếu, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 450 máy dệt chiếu và gần 1.000 hộ làm nghề dệt chiếu. Sản lượng sản xuất hàng năm đạt khoảng 3 triệu đôi chiếu các loại. Không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho các hộ chủ máy, nghề làm chiếu cói còn giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 5.000 lao động địa phương, với thu nhập từ 3 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Huyện Quảng Xương đang tiếp tục chỉ đạo các xã làm nghề quan tâm xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các hộ được vay vốn ưu đãi đầu tư mở rộng sản xuất, duy trì và mở rộng vùng trồng cói để đáp ứng yêu cầu nguồn nguyên liệu cho sản xuất, phấn đấu xây dựng chiếu cói Quảng Xương trở thành sản phẩm OCOP. Đây cũng là làng nghề đầu tiên của huyện dự kiến sẽ được tỉnh công nhận làng nghề trong năm 2021.

Bên cạnh đó, huyện Quảng Xương khuyến khích phát triển các sản phẩm, làng nghề trên cơ sở ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường; đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh. Đồng thời, định hướng rõ ràng, chọn lọc phát triển làng nghề và làng có nghề hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện của mỗi xã, thị trấn và gắn với việc bảo vệ môi trường, quan tâm phát triển một số làng nghề, làng có nghề gắn với phát triển dịch vụ du lịch.

Huyện Quảng Xương phấn đấu đến năm 2025, có 3 làng nghề được UBND tỉnh công nhận làng nghề theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12-4-2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, đó là: làng nghề chiếu cói Quảng Phúc, làng nghề trồng đào Quảng Chính và làng nghề chế biến thủy sản Quảng Nham. Nâng thu nhập bình quân của lao động làng nghề đạt 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. 100% sản phẩm làng nghề được xây dựng Chương trình OCOP, đăng ký nhãn hiệu. 100% các sản phẩm làng nghề được ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư. Nâng cao giá trị sản phẩm chiếu cói, chủ động về thị trường. Đưa các sản phẩm nước mắm Quảng Nham, thủy sản chế biến Quảng Nham bán tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh. Nâng diện tích trồng đào Quảng Chính lên 40 ha.

Để thực hiện kế hoạch này, địa phương sẽ tiếp tục tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế để phát triển làng có nghề, làng nghề được công nhận; mở rộng mô hình làng có nghề, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn, góp phần ổn định đời sống, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, huyện sẽ định hướng, hỗ trợ các xã, thị trấn xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng làng nghề, máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho lao động làng nghề. Xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, đăng ký thương hiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm làng nghề. Định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm nước mắm Quảng Nham, làng nghề chế biến thủy sản Quảng Nham, nghề thủ công mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch. Hỗ trợ làng nghề, làng có nghề quảng bá xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm của tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, hướng dẫn các làng nghề tuân thủ tốt vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề; các sản phẩm làng nghề, làng có nghề liên quan đến chế biến thực phẩm được hướng dẫn bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; xây dựng lộ trình các sản phẩm làng nghề được chứng nhận OCOP.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]