Đầu tư nguồn vốn góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Những năm qua chương trình XDNTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, có đóng góp không nhỏ của các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Theo đó, các ngân hàng đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng đầu tư nguồn vốn phát triển kinh tế và tích cực tham gia tài trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội trên địa bàn.
Cán bộ Agribank Thạch Thành kiểm tra tình hình xử dụng vốn vay tại thị trấn Vân Du.
Đến nay, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 360/465 xã, 700 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 90 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 16 xã, 393 thôn bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,75 tiêu chí/xã; có 447 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Đóng góp vào thành công chung đó phải kể đến sự góp sức tích cực của các chi nhánh Agribank với vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn. Các ngân hàng luôn giữ vai trò chủ đạo, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn về thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh cho vay các ngành hàng chủ lực gắn với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh, những sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao, sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, giảm nghèo bền vững, góp phần đấu tranh đẩy lùi tệ nạn “tín dụng đen”, bảo đảm an ninh trật tự, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Với nền tảng công nghệ hiện đại, triết lý kinh doanh “Mang phồn thịnh đến khách hàng” và bản sắc văn hóa Agribank “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, hiện các chi nhánh có mạng lưới hoạt động tại tất cả các địa bàn trong tỉnh với 3 chi nhánh loại I, 31 chi nhánh loại II, 34 phòng giao dịch phủ rộng khắp địa bàn tỉnh. Các ngân hàng cũng đã thực hiện mô hình điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng từ năm 2018, mang lại hiệu quả rõ nét, giúp nông dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Tính đến đầu tháng 1/2024, tổng nguồn vốn huy động của các chi nhánh Agribank trên địa bàn đạt 54.400 tỷ đồng, chiếm 33% thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ cho vay 59.600 tỷ đồng, chiếm 31% thị phần tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, các chi nhánh Agribank còn chủ động nghiên cứu triển khai nhiều cách làm hiệu quả thông qua việc phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ để chuyển vốn vay đến các thành viên của hội, bảo đảm tất cả khách hàng đủ điều kiện vay và có nhu cầu vay đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời về vốn. Các cấp hội đã trở thành “cánh tay nối dài” tin cậy của Agribank mang nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ tiện ích đến với nông dân, giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn nhanh, dễ dàng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...
Bên cạnh việc nỗ lực thực hiện tốt hoạt động kinh doanh, các chi nhánh Agribank luôn chú trọng và đi đầu thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm là ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn. Riêng năm 2023, Agribank đã tài trợ hơn 10 tỷ đồng cho hoạt động từ thiện và an sinh xã hội, cụ thể: Tài trợ 7,5 tỷ xây dựng Trường Tiểu học xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc); xây dựng 7 nhà tình nghĩa trị giá 430 triệu tặng các hộ nghèo; tặng gần 10 nghìn suất quà tết cho các hộ nghèo và gia đình chính sách, trị giá 1,5 tỷ đồng... Các chương trình an sinh xã hội do Agribank tài trợ đều có ý nghĩa nhân văn to lớn, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày một khang trang, giúp người dân có được môi trường, điều kiện sống tốt hơn.
Hiện các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục bám sát các chương trình định hướng đầu tư của địa phương đẩy mạnh cho vay phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cũng như nhu cầu vay tiêu dùng khu vực nông thôn. Trong đó, trọng tâm là phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, các chương trình tín chấp vay vốn qua các hội, đoàn thể địa phương. Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục vay vốn phù hợp từng đối tượng khách hàng và đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển ngân hàng số tại khu vực nông nghiệp, nông thôn để người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận một cách dễ dàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại.
Các ngân hàng cũng tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội, trong đó đặc biệt ưu tiên tài trợ cho các vùng nông thôn, nơi cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-12-29 06:30:00
Quy định mới về quyền, trách nhiệm người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
-
2024-12-28 20:32:00
Cơ chế “trói buộc” nông nghiệp - “Xé rào” để đột phá (Bài 1): “Bờ xôi ruộng mật” bỏ hoang khắp nơi
-
2024-01-17 14:50:00
Nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị trong các HTX
Khởi nghiệp “xanh” vì tương lai nông sản Việt
Nước rút thu hút vốn FDI
Phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Ngành nông nghiệp thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Trồng phật thủ cho hiệu quả kinh tế cao
Thành công từ niềm đam mê nông nghiệp công nghệ cao
Thắng giải nhất, Hi _ King Lake - tên thương mại của resort 5 sao
Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn
Phấn đấu giữ vững vị trí tốp đầu của tỉnh về thu hút đầu tư