(Baothanhhoa.vn) - Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng toàn cầu khiến giá khí đốt tự nhiên ở Anh, châu Âu và châu Á tăng lên mức cao kỷ lục. Các nhà phân tích tại Deutsche Bank lưu ý rằng, giá năng lượng ở châu Âu hiện đã tăng gấp 5 lần, trong khi giá ở Mỹ và châu Á tăng khoảng 1,5 lần.

Cần sự lựa chọn đúng để hướng đến tương lai phát triển lâu dài, ổn định

Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng toàn cầu khiến giá khí đốt tự nhiên ở Anh, châu Âu và châu Á tăng lên mức cao kỷ lục. Các nhà phân tích tại Deutsche Bank lưu ý rằng, giá năng lượng ở châu Âu hiện đã tăng gấp 5 lần, trong khi giá ở Mỹ và châu Á tăng khoảng 1,5 lần.

Cần sự lựa chọn đúng để hướng đến tương lai phát triển lâu dài, ổn định

Sức nóng của giá dầu mỏ khí đốt. (Ảnh minh họa)

Lạm phát sau dịch

Giá khí đốt đã tăng chóng mặt trên toàn thế giới, nhiều nước ở châu Âu có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt và thậm chí mất điện khi nhiệt độ giảm vào mùa đông này. Trên các thị trường, giá than và dầu cũng thi nhau phi mã. Giá dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ Vọt trên 85 USD/thùng, khởi đầu định giá mới để tiếp tục tăng.

Cần sự lựa chọn đúng để hướng đến tương lai phát triển lâu dài, ổn định

Nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt.

Theo báo Washington Post, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 dẫn tới nhu cầu năng lượng tăng cao. Các giếng dầu, khí đốt nằm trong tay một số cường quốc và đương nhiên là họ độc quyền. Ở một góc nhìn khác, cơn lốc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng toàn cầu đã phơi bày sự thực về các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Thực tế cho thấy, nguồn than tại Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Australia đã không còn “vô tận” bởi quá trình khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, trong đó, nhu cầu lớn dành cho nhiệt điện.

Tránh phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch

Còn khoảng 2 tuần nữa các nhà lãnh đạo đến từ 200 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) ở Glasgow (Anh). Báo Washington Post cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay đang phủ bóng lên hội nghị này.

Cần sự lựa chọn đúng để hướng đến tương lai phát triển lâu dài, ổn định

Điện mặt trời luôn sáng.

Theo trang Axios, tại COP26 có thể một số nước sẽ tìm cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo với lý do thiếu năng lượng và giá cả nguyên liệu tăng cao, hạn chế phụ thuộc vào những nguồn tài nguyên đắt đỏ và không thể tái tạo.

Cờ trong tay

Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới có được vị trí địa lý gần đường xích đạo, có biển, địa hình cao so với mực nước biển. Nắng - Gió, kho báu tài nguyên vô tận và thân thiện mang lại cho đất nước ta giá trị rất lớn để phát triển điện sạch.

Thế giới đang rơi vào vòng xoáy của cơn lốc khủng hoảng năng lượng. Tại Việt Nam, bão dịch COVID-19 đã và đang gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế.

Quay trở lại với Dự thảo Quy hoạch điện VIII đang bộc lộ những điểm yếu khi “tăng than - giảm gió - khó điện mặt trời”, tự nguyện cuốn vào cuộc tranh mua tranh bán nhiên liệu hóa thạch “đắt đỏ”.

Thay vì hàng tỷ USD nhập than cho nhiệt điện thì nguồn kinh phí ấy có thể giải quyết được bài toán đầu tư nâng cấp - xây dựng thêm mạng lưới đường truyền để sử dụng hiệu quả nguồn điện sạch.

Cần sự lựa chọn đúng để hướng đến tương lai phát triển lâu dài, ổn định

Điểm nhấn ấn tượng từ sự kết hợp giữa điện sạch và du lịch sinh thái độc đáo.

Thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn còn đang thiếu điện, phải nhập khẩu, trong khi đó các nhà máy năng lượng sạch trong nước lại đang phải giảm phát vì lý do “đường truyền không đủ tải”. Từ hiện tại thực tế, cần lắm một sự lựa chọn đúng đắn để hướng đến tương lai phát triển lâu dài, ổn định.

Đức Huy


Đức Huy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]