(Baothanhhoa.vn) - Nhằm bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũ năm 2022, các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương đã chủ động phương án, huy động lực lượng, vật tư sẵn sàng ứng phó với những sự cố có thể xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũ

Nhằm bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũ năm 2022, các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương đã chủ động phương án, huy động lực lượng, vật tư sẵn sàng ứng phó với những sự cố có thể xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũĐoạn tả sông Chu K6+300 - K7+830 qua Xuân Tín (Thọ Xuân) được đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai. Ảnh: Hải Đăng

Hiện nay, cống Chấn Long 10 cửa tại K35+260 đê hữu sông Mã, đoạn qua xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa) bị sập gẫy cục bộ nhiều đoạn, sập ngưỡng tiêu năng hạ lưu, xói chân ngưỡng tiêu năng, cánh cống hư hỏng, rò rỉ nước, thượng lưu cống bị nứt gãy dốc nước trước, thân cống ngắn, sân tiêu năng hạ lưu tróc lở. Đây là công trình được đầu tư xây dựng từ năm 1936 và đã được tu sửa nhiều lần. Năm 2019, xử lý cấp bách nối dài thân cống phía thượng lưu; xây dựng mới sân trước, tường cánh thượng lưu; sửa chữa bể tiêu năng, sân sau; gia cố 2 bên cửa hướng dòng phía thượng, hạ lưu cống; gia cố mái đê 2 bên thân cống phía sông và phía đồng. Cách đó không xa, cũng tại K35+310 đê hữu sông Mã, cống Chấn Long một cửa được xây dựng năm 1961, cống hộp 1 cửa, đang bị hư hỏng vì chịu tải lớn do nằm dưới sâu, địa chất yếu, chất lượng cống kém, bản lề rèm cống bị mòn, han rỉ, giàn đóng mở thượng lưu cống bị hỏng. Huyện Thiệu Hóa xác định đây là một trong những điểm xung yếu cần theo dõi chặt chẽ trong mùa lũ sắp tới.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.008 km đê sông, đê biển (trong đó, đê từ cấp I đến cấp III dài 315 km, đê dưới cấp III dài 693 km). Trên các tuyến đê có 1.118 âu, cống qua đê; 404 kè lát mái, với tổng chiều dài là 244,1 km. Toàn bộ hệ thống đê bảo vệ cho 17 huyện, thị, thành phố, với 242 xã có đê đi qua. Mặc dù, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Trung ương cùng với nguồn ngân sách của tỉnh đã đầu tư tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Hiện vẫn còn nhiều đoạn đê được đắp trên nền đất yếu sình lầy, thân đê đắp bằng nhiều loại đất không đồng chất, địa chất thân và nền đê yếu; nhiều đoạn thân đê cao hơn 5m dễ xảy ra sạt trượt khi có mưa lũ; trong thân đê cũng ẩn chứa nhiều ẩn họa, như tổ mối, hang chuột... Theo thống kê, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay trên các tuyến đê từ cấp I đến cấp III còn 132,5 km đê thiếu cao trình so với cao trình thiết kế; 59,8 km đê mặt đê còn nhỏ, hẹp, chưa đảm bảo mặt cắt theo thiết kế; 21,6 km mặt đê chưa được cứng hóa. Đối với đê dưới cấp III còn 238 km đê chính có cao trình đê thấp, chiều rộng mặt đê nhỏ từ 3 - 3,5m, mái dốc; nhiều đoạn đê sát sông đang có diễn biến sạt lở, chưa có kè bảo vệ, như đê sông Hoạt, sông Càn qua huyện Nga Sơn; đê hữu Thị Long qua thị xã Nghi Sơn; đê kênh Tam Điệp qua huyện Hà Trung; đê tả sông Yên qua huyện Nông Cống...

Trước thực trạng trên, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện công tác chuẩn bị sẵn sàng hộ đê theo phương châm “4 tại chỗ”. Các ngành có liên quan của tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ, xác định các vị trí xung yếu. Đồng thời, xây dựng, phê duyệt phương án bảo vệ đoạn đê trọng điểm, xung yếu và triển khai công tác chuẩn bị “4 tại chỗ” theo phương án được duyệt. Từ đầu năm đến tháng 5-2022, toàn tỉnh đã xây dựng 29 phương án bảo vệ các đoạn đê trọng điểm, xung yếu. Hiện Chi cục Thủy lợi đang phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lực lượng ra quân phát quang, thanh thải các bãi tập kết rác thải trong phạm vi bảo vệ hành lang đê điều. Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến, từng phương án trọng điểm và có kế hoạch huy động vật tư trong Nhân dân trong trường hợp có sự cố xảy ra. Tổ chức diễn tập phương án hộ đê, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, nhất là lực lượng canh đê, xung kích hộ đê. Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các xã, phường ven đê trong việc tổ chức lực lượng thực hiện công tác tuần tra, canh gác và bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo quy định. Đối với các công trình đê điều đang thi công dở dang, UBND các huyện, chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các hạng mục phải bảo đảm yêu cầu chống lũ, chất lượng, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, kịp thời đưa công trình vào phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2022. Ngoài ra, các công trình đang thi công dở dang đều phải được lập và phê duyệt phương án phòng, chống lụt bảo đảm an toàn khi có mưa lũ xảy ra.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]