Huyện Hậu Lộc thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Hậu Lộc đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Nhờ đó, trong năm 2021, số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm 216 hộ, vượt so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Từ nguồn vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cùng sự nỗ lực của các thành viên trong gia đình đã giúp hộ chị Nguyễn Thị Yến, ở thôn 3, xã Liên Lộc thoát nghèo bền vững.
Ông Bùi Ngọc Tú, Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hậu Lộc, cho biết: Để thực hiện hiệu quả chỉ tiêu giảm được 210 hộ nghèo trong năm 2021, ngay từ đầu năm Ban Chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo của huyện đã xây dựng kế hoạch, triển khai chương trình mục tiêu giảm nghèo. Đồng thời, dựa trên khả năng giảm nghèo của từng xã, thị trấn để giao chỉ tiêu giảm nghèo phù hợp. Để công tác giảm nghèo đi vào thực chất, BCĐ giảm nghèo của huyện yêu cầu các xã, thị trấn rà soát, nắm bắt lại các hộ nghèo. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án cụ thể giảm nghèo cho từng hộ và gắn trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thôn trong việc giúp đỡ hộ đó thoát nghèo. Theo ông Tú, hộ nghèo (trừ đối tượng bảo trợ) trên địa bàn chủ yếu rơi vào các trường hợp: thiếu vốn, thiếu việc làm. Vì vậy, để giúp các hộ thoát nghèo bền vững, hộ thiếu vốn sẽ hỗ trợ vốn (qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)), hộ thiếu việc làm sẽ tạo công ăn việc làm (qua các doanh nghiệp trong huyện, trong tỉnh, xuất khẩu lao động) và gắn với phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương... Ngoài ra, huyện tích cực tuyên truyền, vận động để các hộ nghèo nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng. Từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Bằng cách làm này, đến nay hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm 216 hộ, vượt so với chỉ tiêu tỉnh giao.
Được ghi nhận là đơn vị có nhiều đóng góp tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, NHCSXH – Chi nhánh huyện Hậu Lộc đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến nay, tổng dư nợ từ các nguồn vốn cho vay của ngân hàng đạt gần 423 tỷ đồng, với 11.638 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, cho vay hộ nghèo dư nợ hơn 25 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo dư nợ gần 108 tỷ 220 triệu đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 118 tỷ 188 triệu đồng... Từ nguồn vốn vay này đã giúp hàng ngàn lượt hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, thoát khỏi hộ nghèo...
Liên Lộc là một trong những xã thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Nếu như năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 2,73%, đến năm 2020, giảm còn 1,46% và năm 2021 chỉ còn 0,55% hộ nghèo đều thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Đạt được kết quả trên là do thời gian qua, địa phương tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây, con có giá trị hàng hóa và giá trị thu nhập cao vào gieo trồng, đồng thời liên kết với các đơn vị đứng ra bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, giá trị thu nhập trên ha đất canh tác của Liên Lộc hiện đạt 55 triệu đồng/ha/năm. Riêng cây ớt đạt 120 triệu đồng/ha/năm với diện tích 110 ha. Ngoài phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tạo việc làm tại chỗ; nhiều kênh giải quyết việc làm khác như: xuất khẩu lao động, đi làm tại các doanh nghiệp trong huyện, trong tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Đặc biệt, với việc tiếp cận vốn vay từ NHCSXH - Chi nhánh Hậu Lộc để phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiều hộ gia đình không những đã thoát khỏi hộ nghèo, cận nghèo mà còn trở nên khá giả, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người lên gần 56 triệu đồng/năm. Đây cũng là cơ sở để Liên Lộc phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao vào đầu năm 2022.
Năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 27-1-2021 của Chính phủ, quy định hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 có tiêu chí thu nhập đối với khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/người/tháng, Vì vậy, huyện Hậu Lộc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Tiếp tục điều tra, rà soát, thu thập thông tin, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo để có giải pháp giúp đỡ từng hộ cho phù hợp; đồng thời nắm chắc tình hình đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, thiên tai, bão lũ... để có phương án hỗ trợ kịp thời. Tích cực vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ để các gia đình vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, động viên hộ nghèo nỗ lực vươn lên thì việc thoát nghèo mới thực sự bền vững.
Bài và ảnh: Mai Phương
{name} - {time}
-
6 giờ trước
Chương trình “Tết dân gian - Lạt mềm buộc chặt yêu thương” tại FPT School Thanh Hóa
-
9 giờ trước
Cá ông Công, ông Táo “đắt khách” dịp cuối năm
-
14:20 29/12/2021
Thích ứng an toàn, linh hoạt trong các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp thời dịch bệnh
Hội Nông dân huyện Như Xuân tổng kết công tác Hội năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022
Trung tâm Chính trị huyện Hoằng Hóa gắn đào tạo, bồi dưỡng với phòng, chống dịch COVID-19
Quỹ Bầu ơi trao 30 xe lăn cho người khuyết tật trên địa bàn huyện Triệu Sơn
Đừng tiếp tay cho sự nhẫn tâm
Đa dạng các mô hình, hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Trung tâm từ thiện xã hội của chùa Hồi Long: Mái ấm của những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Nhiều đổi mới trong tạo nguồn “hạt giống đỏ” ở huyện Thường Xuân
Tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy tại các siêu thị
Thời tiết
- 13°C - 25°CÍt mây, không mưa
- 14°C - 25°CÍt mây, không mưa