(Baothanhhoa.vn) - Sáng 6/7, tại huyện Hoằng Hóa đã diễn ra Hội thảo khoa học "Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông". 

Hội thảo khoa học “Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông”

Sáng 6/7, tại huyện Hoằng Hóa đã diễn ra Hội thảo khoa học “Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông”.

Hội thảo khoa học Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông

PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa, Hội đồng Lưu tộc Việt Nam, UBND huyện Hoằng Hóa, UBND xã Hoằng Quỳ phối hợp tổ chức. Tham dự hội thảo có các Giáo sư, Tiến sĩ, nhà khoa học đến từ Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Trường Đại học Đại Nam; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh, UBND huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Quỳ và đại diện dòng họ Lưu Việt Nam.

Hội thảo khoa học Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông

Các đại biểu dự hội thảo

Lưu Đình Chất người làng Đông Khê, xã Quỳ Chữ (nay là làng Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa), ông là con trai Lâm Quận công Lưu Đình Thưởng - công thần trung hưng nhà Lê. Sinh ra trong thời loạn, ông đỗ Đình nguyên Hoàng giáp khoa thi Đinh Mùi (1607) khi 42 tuổi.

Hội thảo khoa học Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông

Đồng chí Lê Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa phát biểu tại Hội thảo

Không chỉ lập nhiều công trạng, phò giúp triều Lê - Trịnh, làm đến chức Tham tụng (Tể tướng), ông còn là một “nhà” khẩn hoang lớn có công chiêu mộ lưu dân, lập ra 10 làng xã lớn ở vùng cửa Ba Lạt (Nam Định), được người dân nơi đây lập miếu thờ phụng. Khi mất, Lưu Đình Chất được triều Lê - Trịnh truy tặng tước Phúc Quận công.

Hội thảo khoa học Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông

Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phát biểu tại Hội thảo

Bên cạnh quan nghiệp lẫy lừng, với tư tưởng trung quân và thân dân sâu sắc, quan đại thần họ Lưu còn là một nhà thơ lớn đương thời. Văn nghiệp của ông còn lưu đến ngày nay, với 18 bài thơ chữ Hán.

Hội thảo khoa học Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông

PGS.TS Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học) làm rõ hơn về sự nghiệp ngoại giao của danh nhân Lưu Đình Chất

Tại Hội thảo đã có 24 báo cáo khoa học, tham luận, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tập trung làm rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp làm quan và đóng góp của Lưu Đình Chất cho lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản về ông.

Hội thảo khoa học Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông

GS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trình bày báo cáo về cuộc đời, sự nghiệp của Lưu Đình Chất qua thư tịch Hán Nôm

Đánh giá Lưu Đình Chất là một danh nhân tiêu biểu thế kỷ XVII, PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng: Thời kỳ Trịnh Tùng và Trịnh Tráng cầm quyền, ở Đàng Ngoài xuất hiện khá nhiều nhà chính trị tài năng như Nguyễn Thực, Nguyễn Nghi, Lê Bật Tứ, Phạm Công Trứ. Trong số đó, Lưu Đình Chất được đánh giá là người liêm, cần, trung, chính, giàu lòng nhân ái".

Hội thảo khoa học Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông

Các đại biểu tham dự hội thảo

Trong cuộc đời quan nghiệp của mình, quan đại thần Lưu Đình Chất đã được vua Lê - chúa Trịnh tin tưởng giao trọng trách là Chánh sứ sang nhà Minh. Thông qua việc khảo cứu các tài liệu Hán Nôm, PGS.TS Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học) khẳng định: Trong mọi trường hợp thuận lợi hay khó khăn, khi giao thiệp với vua quan Trung Quốc, vị Chánh sứ phải vừa giữ được sự mềm dẻo, vừa phải biết cứng rắn khi cần thiết để nâng cao được quốc thể trước triều đình Trung Hoa, cũng như các sứ thần nhiều nước khác trong khu vực... Hoàng giáp Lưu Đình Chất không chỉ là nhà ngoại giao giỏi, Chánh sứ nhà Minh năm 1613 “không làm nhục mệnh vua” mà còn là vị quan thanh liêm, luôn canh cánh nỗi lòng thương dân, lo cho nước”.

TS Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) nhấn mạnh thêm: Đối với người được chọn làm Chánh sứ sang Trung Hoa, một trong những tiêu chí hàng đầu là người đó phải có tài “chuyên đối”, tức khả năng ứng đối một cách sắc bén, linh động, thỏa đáng; sự ứng đối đó không chỉ bằng lời nói, mà còn phải bằng thơ văn. Nói cách khác, người làm Chánh sứ phải có tài văn chương. Có thể thấy, mặc dù Toàn Việt thi lục chỉ chép lại được 18 bài thơ của Lưu Đình Chất, song ngần ấy cũng đủ để người đọc thấy được phẩm chất, tài năng thơ ca và phần nào là tài năng ngoại giao của ông”.

Bên cạnh đó, các báo cáo, tham luận cũng tập trung trình bày, làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản về Lưu Đình Chất ở làng Đông Khê, xã Hoằng Quỳ quê ông như: đình Đông Khê, Từ đường dòng họ Lưu Đình, khu mộ Lưu Đình Chất... Còn đối với những di tích không còn thì cần tiếp tục nghiên cứu, tiến tới lập dự án phục dựng.

Hội thảo khoa học Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông

TS Lưu Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Lưu tộc Việt Nam khẳng định danh nhân Lưu Đình Chất là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Lưu Văn Thành, Chủ tịch hội đồng Lưu tộc Việt Nam khẳng định: “Hoàng giáp Lưu Đình Chất được đánh giá là danh nhân giàu tài năng trị quốc, ngoại giao và văn chương; đóng góp nhiều công tích cho dân tộc; đạt đến đỉnh cao phẩm chất chính trị nhân văn... ông là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo”.

Trên cơ sở nội dung báo cáo, tham luận, ý kiến được trình bày tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ đã tổng kết, kiến nghị một số vấn đề quan trọng đến các cấp, ngành có thẩm quyền: Di sản Lưu Đình Chất ở thôn Đông Khê xứng đáng được bảo tồn, phát huy giá trị. Trong thời gian tới, cần có quy hoạch, thiết kế, phục hồi tôn tạo các hạng mục như: Đền thờ Lưu Đình Chất; Văn chỉ hàng tổng; khu mộ Lưu Đình Chất; bổ sung tài liệu vào hồ sơ di tích, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xét nâng cấp xếp hạng Di tích đình Đông Khê là di tích cấp quốc gia, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích Nhà thờ họ Lưu Đình là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, đặt tên danh nhân Lưu Đình Chất cho một số tuyến đường phố trên địa bàn tỉnh; đặt tên danh nhân Lưu Đình Chất cho trường học ở xã Hoằng Quỳ và huyện Hoằng Hóa; công trạng của danh nhân Lưu Đình Chất xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy chương trình lịch sử địa phương.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Lê Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cảm ơn những báo cáo, tham luận công phu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại diện dòng tộc họ Lưu. Đó sẽ là cơ sở khoa học để huyện Hoằng Hóa tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành, địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích liên quan đến danh nhân Lưu Đình Chất nói riêng, di sản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói chung.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]