Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở khu vực miền núi
Sự ra đời của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa - văn nghệ quần chúng ở các huyện miền núi không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa cơ sở. Do đó, trong thời gian qua các địa phương ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để các CLB văn hóa - văn nghệ hoạt động hiệu quả.
Các thành viên của CLB văn hóa dân gian dân tộc Mường, huyện Ngọc Lặc đang tập luyện.
Những ngày cuối năm tại nhà văn hóa thôn Vân Đình, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng hát của các thành viên trong CLB văn hóa dân gian thôn Vân Đình đang lại sôi động, nhộn nhịp hơn. Chủ nhiệm CLB Trương Văn Long cho biết: CLB được thành lập năm 2023, đến nay đã thu hút được 30 thành viên tham gia, chủ yếu là những người có năng khiếu, say mê và tâm huyết với bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mường. Từ khi thành lập đến nay, CLB đã tích cực tập luyện và nghiên cứu, sưu tầm, biểu diễn các tác phẩm dân ca dân tộc Mường, đánh cồng chiêng, và trở thành lực lượng “giữ lửa” cho phong trào tại địa phương. Nhiều thành viên còn tích cực lan tỏa nét đẹp văn hóa Mường qua những tập thơ, bài viết ý nghĩa. Ngoài ra, khi thôn, xã có sự kiện quan trọng, CLB đều tham gia biểu diễn phục vụ người dân. CLB cũng tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt, truyền dạy cho các em học sinh và Nhân dân những làn điệu múa, hát, trình diễn cồng chiêng..., góp phần vào việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Mường.
Bà Nguyễn Thị Danh, công chức Văn hóa - Xã hội xã cho biết: Thành Mỹ đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào Mường, trong đó có việc thành lập các CLB văn hóa - văn nghệ để phục vụ cho các hoạt động của địa phương và trao truyền cho thế hệ trẻ những làn điệu dân ca. Hiện toàn xã đã thành lập được 2 CLB văn hóa dân gian hoạt động khá hiệu quả. Để các CLB ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, xã cũng đã quan tâm tạo điều kiện và tổ chức nhiều chương trình giao lưu, hoạt động, các cuộc thi thu hút các CLB, đội văn nghệ tham gia. Việc hình thành và phát triển của các CLB văn hóa - văn nghệ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.
CLB Văn hóa dân gian dân tộc Mường, huyện Ngọc Lặc được thành lập từ năm 2008, đến nay đã trở thành mô hình điểm trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện. Chủ nhiệm CLB Trương Thị Phi cho biết: Tuy không phải là CLB chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản, nhưng các thành viên trong CLB đều rất ham học hỏi, tích cực tham gia tập luyện, biểu diễn các làn điệu dân ca, đánh cồng chiêng của dân tộc Mường tại các sự kiện quan trọng, các lễ hội và tại các khu, điểm du lịch trong huyện để phục vụ du khách. CLB cũng thường xuyên mở các lớp truyền dạy văn hóa dân gian của dân tộc Mường cho học sinh tại các trường học và người dân trên địa bàn huyện.
Để CLB có điều kiện hoạt động, huyện Ngọc Lặc đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ, phối hợp với các ngành liên quan mở nhiều lớp tập huấn văn hóa phi vật thể thu hút các thành viên của CLB tham gia. Từ đó xây dựng đội ngũ hạt nhân văn nghệ tích cực, có kỹ năng cơ bản, là “đầu tàu” dẫn dắt và phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ ở cơ sở và góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh hiện có nhiều CLB văn hóa - văn nghệ hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương. Để các CLB ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mở nhiều lớp tập huấn thu hút các nghệ nhân, những người am hiểu giá trị văn hóa truyền thống, thành viên đang hoạt động trong các CLB của các huyện miền núi tham gia.
Cùng với đó, năm 2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương đã tích cực tổ chức nhiều cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ thu hút các CLB văn hóa - văn nghệ ở miền núi tham gia biểu diễn. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện cho các nghệ nhân hoạt động trong các CLB tham gia truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho lớp trẻ. Tích cực gắn phong trào văn hóa - văn nghệ với phát triển du lịch của địa phương. Từ đó, không chỉ quảng bá mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các địa phương ở khu vực miền núi.
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2025-01-09 15:23:00
Wicked dẫn đầu danh sách đề cử giải SAG Awards
-
2025-01-09 15:20:00
Hoa hậu Ý Nhi nối dài dự án nhân ái “Heart To Head” khắp các tỉnh vùng sâu xa
-
2025-01-09 08:30:00
Thu gần 400 tỷ đồng tiền bản quyền tác giả âm nhạc trong năm 2024
Trao Giải Mai Vàng lần thứ 30
[Podcast] - Tản văn: Hoa của những mùa xuân ký ức
Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thanh Hóa tổ chức vào ngày 11 và 12/2
Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng: Nhìn từ Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách
Về một số từ láy: đầm ấm, đầm đìa, đần đù, đầy đọa
Băng phủ đỉnh Fansipan ngày đầu năm
Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của thị xã công nghiệp
83 tác phẩm báo chí được vinh danh tại Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây