(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, Mường Lát luôn xác định, công tác tuyên truyền, vận động là giải pháp quan trọng để đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đó, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh (QP-AN), XDNTM nơi mảnh đất biên cương Mường Lát.

Giữ vững bình yên nơi biên cương Mường Lát

Những năm qua, Mường Lát luôn xác định, công tác tuyên truyền, vận động là giải pháp quan trọng để đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đó, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh (QP-AN), XDNTM nơi mảnh đất biên cương Mường Lát.

Giữ vững bình yên nơi biên cương Mường LátCông tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS được triển khai tại các xã, thị trấn của huyện Mường Lát.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Mường Lát là huyện vùng cao, biên giới, có hơn 100km đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước bạn Lào. Toàn huyện có 8 xã, thị trấn, 88 bản, khu phố. Với 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, toàn huyện có 8.809 hộ, với 41.857 nhân khẩu. Trong đó, tỷ lệ người DTTS chiếm 95,2% dân số trong huyện.

Do trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, đời sống nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến mất an ninh trật tự, đặc biệt là việc buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, nghiện hút, truyền đạo trái phép... trên địa bàn huyện Mường Lát. Trước tình hình trên, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể vận động tuyên truyền Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là phát huy vai trò đội ngũ đảng viên, người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân vùng DTTS.

Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Lát đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS trên toàn huyện. UBND huyện Mường Lát đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện, các đoàn thể, Công an huyện, các đồn biên phòng triển khai công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình quản lý tới đồng bào DTTS nói chung và người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ nói riêng. Từ đó, đội ngũ này sẽ tiếp tục tuyên truyền tới các dòng họ, các bản, khu phố.

Toàn huyện hiện có 88 người có uy tín trong đồng bào DTTS (trong đó già làng 24 người, chiếm 27,27%; trưởng dòng họ 8 người, chiếm 9%; trưởng bản, khu phố 7 người, chiếm 7,9%...). Tiêu biểu trong đội ngũ những người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức của huyện Mường Lát có thể kể đến ông Lâu Minh Pó, sinh năm 1961, bản Pù Toong, xã Pù Nhi, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát. Sau khi nghỉ hưu, ông được Nhân dân tín nhiệm bầu là người có uy tín của bản. Với trách nhiệm và tâm huyết của mình, trong những năm qua ông đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; vận động Nhân dân không theo các tà đạo, đạo lạ hoạt động trái phép trên địa bàn.

Còn ông Gia Nọ Pó, sinh năm 1967, Phó trưởng Công an huyện Mường Lát, với cương vị và trách nhiệm của mình đã chỉ đạo lực lượng an ninh chủ trì, xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp với các lực lượng có liên quan, tổ chức đấu tranh có hiệu quả với hoạt động tuyên truyền, móc nối, lôi kéo người Mông trên địa bàn tham gia hoạt động phỉ, thành lập “Nhà nước Mông”. Kiềm chế các hoạt động phát triển tôn giáo trái pháp luật trên địa bàn, góp phần giữ ổn định tình hình an ninh trên địa bàn huyện.

Ông Chẹo Văn Xế, Đội trưởng Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Quang Chiểu đã tích cực tham mưu cho đảng ủy, ban chỉ huy đồn thường xuyên củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo QP-AN, đổi mới nâng cao chất lượng tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn 2 xã Quang Chiểu và Mường Chanh. Tham gia kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ, trao tặng bàn ghế, đèn chống cận, cặp, sách vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng mô hình “Góc học tập biên cương, vì ngày mai tươi sáng”...

Ở bản Táo, xã Trung Lý, bà con biết đến ông Lương Văn Ơn, dân tộc Thái là người có uy tín, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc. Ông Ơn nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Trung Lý, sau khi nghỉ hưu là thành viên tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Ông tích cực vận động bà con phát triển kinh tế, xóa nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa mới, XDNTM, giữ vững đoàn kết trong bản. Ngoài ra ông còn là người bảo vệ cột mốc đường biên giới (2 cột mốc) phối hợp cùng lực lượng bộ đội Đồn Biên phòng Trung Lý tuần tra, bảo vệ đường biên cột mốc, đảm bảo an ninh biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia...

Có thể khẳng định, người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu đã góp phần quan trọng đưa kinh tế - xã hội của huyện Mường Lát có những chuyển biến tích cực, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.

Đẩy mạnh tuyên truyền thông qua chương trình mục tiêu quốc gia

Căn cứ Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 5-5-2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; thực hiện Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 9-5-2023 của UBND huyện Mường Lát triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, năm 2023 trên địa bàn huyện Mường Lát, ngày 6-7-2023, UBND huyện Mường Lát ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10 thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò người có uy tín; PBGDPL, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, năm 2023.

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Lát, cho biết: “Thời gian qua, bám sát kế hoạch của tỉnh, huyện Mường Lát đã và đang triển khai Kế hoạch số 128 gồm 3 nội dung thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10. Mục tiêu chung là triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án 1, Dự án 10. Tăng cường tuyên truyền, PBGDPL và nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc tôn giáo, đồng bào DTTS và Nhân dân. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào DTTS&MN. Tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước. Triển khai sâu rộng, toàn diện và tăng cường nguồn lực thực hiện công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự án...".

“Đối với nội dung số 01, biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín, huyện Mường Lát đã tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS huyện giai đoạn 2021-2023. Đã có 60 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Mường Lát tặng giấy khen.

Đối với nội dung số 02, PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, Phòng Dân tộc chủ trì phối hợp với các phòng chức năng, đơn vị, địa phương, trường học tổ chức 4 buổi tuyên truyền nói chuyện ngoại khóa về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 4 trường: Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trung Lý, Mường Lý, Pù Nhi, Tam Chung với hơn 1.300 lượt em học sinh và phụ huynh tham gia. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 3 hội nghị PBGDPL và tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông huyện Mường Lát có trên 600 đại biểu tham gia. Phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 8 hội nghị tuyên truyền về phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có trên 712 đại biểu tham gia là người có uy tín, đại diện các tổ chức đoàn thể ở bản, khu phố và trưởng, phó các ngành, đoàn thể cấp xã. Theo kế hoạch, trong tháng 10 và 11, Phòng Dân tộc tiếp tục triển khai tuyên truyền tại các xã, thị trấn. Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức thi (sân khấu hóa) tại các xã, thị trấn (dự kiến vào tháng 10).

Đối với nội dung số 03, tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN, Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện”, bà Trương Thị Huyên cho biết thêm.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]