(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua việc thực hiện các quyền về trẻ em theo Luật Trẻ em 2016 đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm thực hiện với mục tiêu tạo cho trẻ môi trường sống an toàn, lành mạnh và hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế tại một số gia đình, trong các cơ sở chăm sóc trẻ, hoặc trong trường học và ở ngoài cộng đồng, tình trạng bạo lực thể chất đối với trẻ em vẫn còn diễn ra dưới nhiều hình thức gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Giảm thiểu tình trạng bạo lực thể chất đối với trẻ em

Thời gian qua việc thực hiện các quyền về trẻ em theo Luật Trẻ em 2016 đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm thực hiện với mục tiêu tạo cho trẻ môi trường sống an toàn, lành mạnh và hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế tại một số gia đình, trong các cơ sở chăm sóc trẻ, hoặc trong trường học và ở ngoài cộng đồng, tình trạng bạo lực thể chất đối với trẻ em vẫn còn diễn ra dưới nhiều hình thức gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Giảm thiểu tình trạng bạo lực thể chất đối với trẻ emLớp tập huấn “Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, tại phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa).

Việc sử dụng bạo lực để dạy dỗ trẻ em gây ra nhiều tác hại, không chỉ vi phạm đến các quyền của trẻ em mà còn tác động tiêu cực, lâu dài đến sức khỏe, thể chất và tâm lý của trẻ. Về mặt thể chất, sẽ gây ra những tổn thương cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, thậm chí là gây ra tình trạng tử vong đối với trẻ em. Về mặt hành vi, có thể hình thành thói quen sử dụng bạo lực đối với những trẻ em khác hay con vật. Về mặt cảm xúc, trẻ không cảm nhận được tình yêu thương, luôn cảm thấy vô dụng, tự ti, sợ hãi. Về mặt tâm lý sẽ gây ám ảnh về tinh thần, rối loạn tâm lý như luôn chán nản, lo âu, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm, cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.

Theo tìm hiểu, tình trạng sử dụng bạo lực thể chất đối với trẻ em chủ yếu do một số nguyên nhân như do nhận thức của một bộ phận người làm cha mẹ, người thân, cũng như người dân ở cộng đồng còn hạn chế. Điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ, người thân của trẻ lo làm ăn kiếm sống không quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ, do thiếu hiểu biết và kỹ năng chăm sóc trẻ... Trong khi đó, công tác tuyên truyền giáo dục về các quyền của trẻ em còn nhiều hạn chế, thiếu phương pháp, thiếu kỹ năng, chưa có những hoạt động can thiệp có chiều sâu trong việc hỗ trợ nâng cao kỹ năng, năng lực trong nỗ lực ngăn chặn và phòng ngừa trẻ em bị bạo lực thể chất có tính bền vững ở cộng đồng.

Từ thực trạng đó, thời gian qua Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để giảm thiểu tình trạng bạo lực thể chất đối với trẻ em như, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung về phòng chống bạo lực thể chất đối với trẻ em trên hệ thống loa truyền thanh, tại các buổi sinh hoạt cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; mở các lớp tập huấn liên quan đến phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ em thu hút các học viên tham gia là cha mẹ, thành viên trong gia đình trẻ, người chăm sóc trẻ ở các cơ sở mầm non tư thục và người dân ở cộng đồng.

Cùng với đó, tổ chức các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức cơ bản liên quan đến công tác phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ em, như: Tác hại và hậu quả của bạo lực thể chất đối với trẻ em, quy định về quyền trẻ em, nguyên nhân của bạo lực thể chất đối với trẻ em và kỹ năng làm cha mẹ tích cực. Qua các lớp tập huấn, học viên sẽ là những tập huấn viên, tuyên truyền viên, là những người gương mẫu và tích cực tham gia tuyên truyền phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ em, hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ cho người dân ở các địa phương.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]