Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.
Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.
Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê, phục vụ phòng, chống lụt, bão (PCLB), Dự án tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2021 - 2025) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phê duyệt tại Quyết định số 3249/QĐ-BNN-PCTT ngày 25/8/2022, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 - 2025.
Dự án có quy mô chiều dài đầu tư khoảng 23,5km, gồm các tuyến: đê hữu sông Mã; đê tả, hữu sông Lạch Trường; đê tả, hữu sông Lèn, thuộc địa bàn các huyện: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hà Trung, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cấp đê, xử lý các điểm xung yếu đê điều trên các tuyến đê, hoàn thiện mặt cắt thiết kế theo quy hoạch để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như từng bước tăng cường khả năng chống lũ, bão của hệ thống đê điều, dần xóa các trọng điểm đê điều xung yếu, đảm bảo yêu cầu chống lũ, bão thiết kế, kết hợp giao thông góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa-CTCP gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hậu Lộc)
Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Thanh Hóa) đã ký hợp đồng đối với các gói thầu xây lắp trong tháng 12/2023 và triển khai thi công từ tháng 1/2024. Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng hạ tầng Huy Hoàng (đơn vị tư vấn thiết kế) đã chủ động thiết kế phương án xử lý Dự án tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa, sớm bàn giao cho nhà thầu thi công.
Nhìn chung, trên hiện trường các tuyến đê, các nhà thầu đã và đang tổ chức thi công đồng bộ các phần việc, gồm: đắp đất hoàn thiện mặt cắt đê, tường chắn đất, rọ đá hộ chân đê, cấp phối đá dăm và bê tông mặt đê... khoảng 17,5/23,5km. Tổng khối lượng đã thực hiện ước đạt gần 40% so với kế hoạch.
Nhà thầu thi công tường chắn đất đê tả sông Lạch Trường.
Vào dịp đầu tháng 11/2024, phóng viên Báo Thanh Hóa có mặt tại hiện trường thi công Dự án tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa (đoạn trên đê tả, hữu sông Lạch Trường, thuộc huyện Hoằng Hóa và huyện Hậu Lộc) chiều dài khoảng 10,0 km. Hai đơn vị là Tổng Công ty xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa - CTCP; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tuấn Linh đã chủ động khắc phục khó khăn, tập trung xe máy thiết bị chuyên dùng, nhân lực và tập kết vật liệu lên công trường, tranh thủ thời điểm thuận lợi, tổ chức 3 mũi thi công đồng bộ các phần việc của dự án như thả đá rối chân kè, đổ bê tông tường chắn đất,... bảo đảm chất lượng, tiến độ. Khối lượng nhà thầu đã thi công đạt trên 60% so với tổng khối lượng phải làm.
Trong quá trình thi công dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Thanh Hóa đã tăng cường cán bộ, kỹ sư lên công trường chỉ đạo, giám sát kỹ thuật, chất lượng từng hạng mục công trình. Phối hợp với các ngành chức năng, nhà thầu giải quyết khó khăn, vướng mắc. Vận động Nhân dân đồng thuận, sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công làm nhiệm vụ.
Nhà thầu thi công đê hữu sông Mã (đoạn thuộc địa bàn TP Sầm Sơn).
Khó khăn hiện nay là dự án mới được UBND các địa phương bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 và chủ đầu tư, nhà thầu thi công vận động người dân GPMB được khoảng 75% khối lượng mặt bằng của dự án. Riêng huyện Hà Trung công tác GPMB còn rất chậm, nhà thầu chưa có mặt bằng thi công dự án. Thời tiết các tháng vừa qua mưa nhiều nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các đơn vị. Khắc phục khó khăn, chủ đầu tư đã và đang chỉ đạo các đơn vị trong thời gian tới, tranh thủ thời tiết mùa khô thuận lợi, gấp rút triển khai thi công sớm hoàn thành dự án. Sau khi hoàn thành, Dự án tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa phục vụ chống lũ, bảo vệ các khu dân cư, phát triển giao thông, du lịch và cảnh quan môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại của Nhân dân, phục vụ phát triển KT-XH vùng dự án, tạo tiền đề phát triển KT-XH.
Bài và ảnh: Thùy Dương
{name} - {time}
-
2024-12-22 07:51:00
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
-
2024-12-22 07:00:00
Bản tin Tài chính 22/12: Vàng giảm mạnh trong tuần, dự báo triển vọng lạc quan mới
-
2024-11-05 11:48:00
Nâng cao chuỗi giá trị nông sản trong các HTX
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia
Bản tin Tài chính ngày 5/11: Diễn biến ngược của giá vàng trong nước trước bầu cử Mỹ
VinFast và Công đoàn Tài xế Durango ký thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi xanh giao thông công cộng tại Mexico
Nhà đầu tư háo hức tìm cơ hội sở hữu nhà phố đẳng cấp của Sun Group tại Hà Nam
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV khai trương hoạt động chi nhánh BIC Thanh Hóa
Ký kết thoả thuận cung cấp, tiêu thụ hàng hoá tại Hội chợ xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công
Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 1) - Kích hoạt nguồn lực
Tín hiệu tích cực trong triển khai xây dựng nhà ở xã hội