EVN tăng giá điện thêm 4,8% từ ngày mai
Từ ngày mai (10/5), giá điện chính thức tăng theo quyết định của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Chiều 9/5, tại họp báo về công tác điều hành đảm bảo điện tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo EVN và Bộ Công Thương đã công bố các quyết định số 599/QĐ-EVN về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân ngày 7/5, Quyết định 1279/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương về điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân.
Theo đó, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng thêm 4,8%/kWh, từ mức 2.103,11 đồng/ kWh (chưa bao gồm thuế VAT), lên mức 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT). Mức giá điện mới áp dụng chính thức từ ngày mai 10/5/2025.
Thời điểm tăng giá điện gần nhất vào ngày 11/10/2024, EVN đã điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%, giá bán điện mới là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).
Như vậy, từ năm 2023 đến nay, EVN đã 4 lần điều chỉnh giá điện và thực hiện trong thẩm quyền, với mức tăng 3% và 4,5% và 4,8% và 4,8%.
Trước đó, ngày 28/3, Chính phủ ban hành Nghị định số 72 quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Cụ thể, Nghị định nêu rõ khi giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
Khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, thay vì 3% như quy định trước đó thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 2% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến.
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan.
Trên cơ sở ý kiến góp ý các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.
Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện theo quy định, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán lẻ điện bình quân.
EVN có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Theo quy định, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Trên thực tế, quy định về thời gian điều hành đã rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng và có hiệu lực từ 15/5/2024. Tuy vậy, gần 10 tháng qua, giá điện bán lẻ bình quân mới chỉ được điều chỉnh tăng 1 lần, vào giữa tháng 10/2024 với mức tăng thêm 4,8% so với mức giá trước, tăng từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
VTV
{name} - {time}
-
2025-05-09 21:40:00
Sa Lắng, gần mà xa
-
2025-05-09 18:33:00
Tiêu chí nổi trội ở xã nông thôn mới kiểu mẫu
-
2025-05-09 14:29:00
Nhiều việc làm thiết thực từ thực hiện phong trào thi đua đặc biệt
Bỉm Sơn tập trung phát triển hạ tầng đô thị
Thọ Xuân: Nhiều lao động có việc làm và thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp
Khánh thành công trình trường tiểu học tại thị xã Nghi Sơn
Công đoàn Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam phát động “Tháng Công nhân” năm 2025
Như Xuân chắp cánh ước mơ “an cư lạc nghiệp” cho các đối tượng yếu thế
Điểm tựa giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích
Góc khuất nơi “Cổng trời”
Khai trương Công ty CP Viện Nghiên cứu và Phát triển nguồn nhân lực Thịnh Vượng
Hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống