Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?
Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện Quốc gia.
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị. Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình Dự thảo 2 Nghị định quy định cơ chế DPPA theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định (Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định; Dự thảo 3 Nghị định quy định cơ chế DPPA; Báo cáo Chính phủ đánh giá tác động của chính sách; Bảng tổng hợp tổng hợp các góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung và giải trình của Bộ Công Thương) gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 26/4/2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2840/VPCP-CN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới Bộ Tư pháp về việc thẩm định Dự thảo Nghị định cơ chế DPPA.
Ngay sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ triển khai các công tác rà soát, tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định và hoàn thiện Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt.
Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách, gồm: Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng và mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện Quốc gia.
Cùng với dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương cũng gửi kèm báo cáo đánh giá tác động về chính sách với những phân tích cụ thể về 2 phương án đối với mỗi chính sách.
Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án 2 vì có nhiều tác động tích cực. Cụ thể về kinh tế sẽ tạo động lực và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo; tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân; giảm chi phí vận hành trung gian, tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng điện.
Phương án 2 về mặt xã hội-môi trường, sẽ giúp khách hàng chủ động lựa chọn nguồn cung cấp điện; có quyền kiểm soát hơn về nguồn điện và các dịch vụ kèm theo. Khuyến khích sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, góp phần vào mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng gây ô nhiễm. Không có tác động, ảnh hương đến hệ thống pháp luật; không phát sinh thêm thủ tục hành chính.
Điện gió ngoài khơi góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện Quốc gia, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án 2 vì phương án này phù hợp với sự phát triển tập trung của nguồn điện gió, điện Mặt Trời; giảm bớt sự phức tạp trong việc quản lý và ít yêu cầu đầu tư hạ tầng.
Cụ thể, về kinh tế của phương án 2, sẽ giúp giảm chi phí điện cho khách hàng sử dụng điện lớn; Tạo thu nhập phụ cho các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập; Giảm rủi ro năng lượng do đa dạng nguồn cung và tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Về mặt xã hội-môi trường, theo phân tích của phương án 2, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm mới; Giảm ô nhiễm không khí và khí nhà kính; giúp vệ tài nguyên thiên nhiên; Giảm khí thải carbon, giảm sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học./.
Theo dự thảo Nghị định DPPA, Bộ Công Thương đề xuất 2 chính sách: Chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây riêng. Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án gồm: Phương án 1: Giữ nguyên chính sách hiện tại (Đơn vị phát điện có giấy phép bán lẻ điện mới được phép bán điện cho khách hàng sử dụng điện); Phương án 2: Xây dựng quy định cho phép Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán điện trực tiếp cho Khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây riêng. Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện Quốc gia, Bộ Công Thương cũng đưa ra 2 phương án. Trong đó, phương án 1: Đề xuất cho phép các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ, sinh khối, thủy triều, địa nhiệt... tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia với Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ sản xuất, dịch vụ, thương mại. Phương án 2: Đề xuất cho phép các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời và điện gió tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia với Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ sản xuất đấu nối từ cấp 22kV trở lên và có sản lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng từ 500.000 kWh (tính trung bình trong 03 tháng gần nhất) hoặc theo sản lượng đăng ký áp dụng đối với khách hàng mới. |
Theo Vietnam+
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-05-02 14:14:00
Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu nông sản
Đánh thức những vùng đồi
Địa chỉ tin cậy hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh
Nhiều sản phẩm OCOP tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ
Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực
Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Đồng hành cùng hộ nghèo huyện Vĩnh Lộc phát triển kinh tế
Xuyên lễ, “vượt nắng, thắng mưa” trên công trường Đường dây 500 kV mạch 3
Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa khai trương quầy Bánh mì Co.op Bakery
Ngăn chặn nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng