(Baothanhhoa.vn) - Ngành du lịch Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng luôn xác định du lịch văn hóa là nền tảng để phát triển du lịch bền vững, giúp gia tăng sức hút với du khách. Tuy nhiên, làm thế nào để khơi thông điểm nghẽn, tạo đà cho du lịch phát triển mạnh mẽ, mang đậm nét văn hóa đã và đang là trăn trở của các cấp, ngành, địa phương và cả những người làm du lịch.

Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài cuối): Khơi thông điểm nghẽn, tạo đà phát triển

Ngành du lịch Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng luôn xác định du lịch văn hóa là nền tảng để phát triển du lịch bền vững, giúp gia tăng sức hút với du khách. Tuy nhiên, làm thế nào để khơi thông điểm nghẽn, tạo đà cho du lịch phát triển mạnh mẽ, mang đậm nét văn hóa đã và đang là trăn trở của các cấp, ngành, địa phương và cả những người làm du lịch.

Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài cuối): Khơi thông điểm nghẽn, tạo đà phát triểnKhách du lịch hào hứng quan sát, tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử khi đến tham quan Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) và các khu vực khai quật tại đây.

Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch văn hóa được xác định là một trong 13 ngành được thúc đẩy phát triển. Chiến lược cũng xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Trên thực tế, du lịch chính là phương thức, là con đường mà nhiều quốc gia đang đầu tư, khai thác tối đa yếu tố của các giá trị văn hóa để phát huy sức mạnh “mềm” của văn hóa. Đồng thời, tài nguyên văn hóa cũng chính là nguồn lực để phát triển du lịch ở mỗi địa phương.

Câu chuyện về sự thành công của những sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội thời gian gần đây như tour đêm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, tour văn học tại Bảo tàng Văn học Việt Nam... là minh chứng rất lớn cho việc dựa vào văn hóa để phát triển du lịch nhằm tạo ra sức hút lớn với du khách. Điển hình như tour đêm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, du khách phải đặt chỗ trước 2 tháng để trải nghiệm. Còn tour đêm tại Hoàng thành Thăng Long, mỗi tối cuối tuần thu hút được khoảng 300 lượt khách. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng khai thác được hết giá trị văn hóa để tạo nên thương hiệu du lịch hấp dẫn.

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhiều di sản văn hóa đã trở thành những sản phẩm văn hóa - du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản, mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững. Trong mục tiêu phát triển du lịch, tỉnh Thanh Hóa đã xác định rõ việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa có tính lâu dài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài cuối): Khơi thông điểm nghẽn, tạo đà phát triểnHội chợ Du lịch quốc tế VITM 2023 với chủ đề “Du lịch văn hóa” - định hướng cho các địa phương, doanh nghiệp tập trung đầu tư, khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch bền vững.

Để khai thác nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là du lịch, những năm qua Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai hàng loạt cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như sắc thái văn hóa xứ Thanh và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Điển hình là đã hoàn thành việc kiểm kê thực địa đối với di sản văn hóa vật thể tại 27 huyện, thị xã, thành phố làm căn cứ cho việc xây dựng các phương án bảo tồn. Đồng thời, tiến hành phục dựng các lễ hội truyền thống, các trò chơi, trò diễn dân gian, dân ca, dân vũ của các dân tộc ở các vùng, miền trong tỉnh, nhất là các lễ hội và trò diễn đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với đó, ngành chức năng và các địa phương đang tiến hành rà soát lại hiện trạng của các di tích được kiểm kê để trình cấp có thẩm quyền công bố danh mục kiểm kê. Các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng đều được phân loại cụ thể theo đúng quy định.

Cũng trong năm 2022 tỉnh Thanh Hóa đã công bố bộ nhận diện thương hiệu du lịch với slogan “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” như một lời khẳng định về sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch. Đồng thời, góp phần xây dựng và nâng tầm thương hiệu du lịch Thanh Hóa trong giai đoạn mới, tạo sự đồng bộ trong quảng bá hình ảnh du lịch. Slogan ngắn gọn, súc tích nhưng quy tụ đầy đủ nét tinh hoa của vùng đất xứ Thanh với con người thân thiện, điểm đến hấp dẫn. “Hương sắc bốn mùa” sẽ là một câu chuyện muốn kể với du khách về vùng đất xứ Thanh 4 mùa trong năm đều tuyệt đẹp với những sắc thái riêng, vẻ đẹp riêng - độc đáo, hấp dẫn.

Tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2023 diễn ra từ ngày 13 đến 16-4, chủ đề “Du lịch văn hóa” là trọng điểm chính như một định hướng cho các địa phương, doanh nghiệp tập trung đầu tư, khai thác để phát triển du lịch bền vững. Phát biểu tại sự kiện này, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: “Thách thức chính trong thời gian tới là cân bằng giữa sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động du lịch và việc lưu giữ và bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa - xã hội - đặc trưng tạo nên sự độc đáo của Việt Nam trong lòng du khách”. Đây cũng chính là “bài toán” đặt ra cho ngành du lịch cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài và ảnh: Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]