Du lịch bứt tốc
Khép lại một năm với nhiều khó khăn, thách thức song du lịch Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu năm 2023 đề ra, đón khoảng 12,4 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 24.252 tỷ đồng. Đây là sự “bứt tốc” đáng ghi nhận và là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa vươn lên trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước.
Khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn - một trong những điểm đến nổi bật của cả nước.
"Hương sắc bốn mùa”
Được mệnh danh là một “Việt Nam thu nhỏ”, Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, tất cả đã trở thành “chất liệu” quý để phát triển “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”. Một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh phục hồi du lịch đó là làm mới sản phẩm hiện có và phát triển đa dạng sản phẩm du lịch.
Điển hình trong việc làm mới sản phẩm hiện có phải kể đến sản phẩm du lịch biển. Năm 2023, Thanh Hóa đã đưa vào khai thác một số dịch vụ mới như: quảng trường biển, nhạc nước, phố đi bộ, chợ đêm, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố (Khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn); tour du lịch Nghi Sơn - Đảo Mê, đua xe “công thức 4 mini” Go-Kart trên đường đua hiện đại, trải nghiệm xe địa hình ATV xuyên núi Xước dài 8 km, trượt cỏ, trường bắn súng sơn, chèo thuyền kayak... (thị xã Nghi Sơn); tour du lịch đảo Nẹ, dù lượn (Khu du lịch sinh thái Hải Tiến)... Đặc biệt, với mức tìm kiếm tăng 228% vào thời điểm hè 2023, Khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn đã xếp thứ 3 trong danh sách Vietnam’s New Horizons (Những điểm đến nổi bật Việt Nam), do Agoda - nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến chia sẻ.
Cùng với sản phẩm du lịch biển, Thanh Hóa đã tạo dấu ấn trong phát triển sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh. Điển hình là Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) là điểm du lịch đầu tiên của tỉnh triển khai thành công chuyển đổi số với công nghệ Smart Travel Platform (nền tảng du lịch thông minh). Việc áp dụng công nghệ mới không chỉ góp phần thu hút khách bằng yếu tố “thời thượng”, mang lại nhiều tiện ích cho việc tự động hóa ở khâu vận hành; mà còn góp phần làm mới và nâng tầm sản phẩm du lịch văn hóa.
Trong năm này, du lịch sinh thái cộng đồng tiếp tục khẳng định là sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Với việc ưu tiên đầu tư hạ tầng, quảng bá, xúc tiến, tổ chức kết nối các tour, tuyến du lịch,... đến nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn như: Pù Luông (Bá Thước); bản Năng Cát - thác Ma Hao (Lang Chánh); bản Hang (Quan Hóa); bản Ngàm (Quan Sơn); bản Mạ (Thường Xuân)... Trong đó, Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông luôn giữ vị trí dẫn đầu, với công suất sử dụng phòng đạt 100% trong tất cả các kỳ nghỉ lễ.
Các địa phương, doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng, đưa vào khai thác, phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới như: camping, glamping, du lịch nông trại... Đây là cơ sở để Thanh Hóa mở rộng thị trường, gia tăng trải nghiệm và đẩy mạnh trao đổi khách với các địa phương, vùng du lịch trọng điểm trong nước. Năm 2023, toàn tỉnh ước đón khoảng 12,4 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 24.252 tỷ đồng, đạt 101,2% kế hoạch năm.
Tăng tốc phát triển
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Tiếp đà tăng trưởng, năm 2024 ngành du lịch của tỉnh đề ra mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch 32.387 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, 6 nhóm giải pháp trọng tâm đã được đưa ra gồm: duy trì các điều kiện đón, tiếp khách du lịch an toàn, hấp dẫn, văn minh, thân thiện; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch, sớm hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án du lịch quy mô lớn, trung tâm giải trí chất lượng cao tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tổ chức các chương trình kích cầu du lịch; đẩy mạnh quảng bá với thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” và “Du lịch Thanh Hóa- Điểm đến an toàn, hấp dẫn”; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch.
Trải nghiệm đua xe “công thức 4 mini” Go-Kart hấp dẫn du khách khi đến với Anh Phát Hotels & Resorts (thị xã Nghi Sơn).
Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Kết quả hoạt động du lịch trong năm 2023 vừa qua đã phản ánh rõ nét sự cố gắng, nỗ lực của tỉnh trong quá trình triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch trong tình hình mới. Trong thời gian tới, cùng với các cấp, ngành, địa phương, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, lựa chọn và xây dựng các sản phẩm du lịch mới, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong giai đoạn mới. Trong đó, các sản phẩm cần được xây dựng theo định hướng “du lịch xanh” và bền vững. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc mục tiêu phát triển du lịch năm 2024 và đến năm 2025 Thanh Hóa thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước”.
Bài và ảnh: Hoài Anh
{name} - {time}
-
2024-12-27 10:20:00
Xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện
-
2024-12-26 20:55:00
Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực
-
2023-12-30 16:57:00
Ngày đầu kỳ nghỉ lễ, thời tiết không thuận nhưng các khu điểm du lịch trong tỉnh vẫn đảm bảo lượng khách
Níu chân du khách bằng cảnh quan xanh - sạch – đẹp
Xây dựng Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn
Du lịch Thanh Hóa vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Khách nội địa dự báo tiếp tục “cứu cánh” cho ngành du lịch trong năm 2024
Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở bản Ngàm Pốc
Thanh Hóa có gì hấp dẫn trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024?
Flamingo Ibiza Hải Tiến tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn tri ân địa phương
Phát triển du lịch ở Như Thanh
Hoàng Việt Travel - Công ty du lịch Trung Quốc giá rẻ, chất lượng