(Baothanhhoa.vn) - Cuối năm, dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đều phải hạn chế tập trung đông người, nhưng nhiều người vẫn sốt sắng đi “trả lễ”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Trả lễ”

Cuối năm, dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đều phải hạn chế tập trung đông người, nhưng nhiều người vẫn sốt sắng đi “trả lễ”.

“Trả lễ”

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Ông anh họ hỏi tôi rằng: Chú có định đi đền Bà Chúa Kho trả lễ không, sắp xếp thời gian ta đi luôn cho tiện chuyến? Tôi ngớ người bảo em có vay gì đâu mà trả. Ông anh cười: Chú đúng là “vô sư vô sách”.

Hỏi ra mới biết “trả lễ” là việc mà ông anh năm nào cũng làm. Cứ hết tháng 11 âm lịch lại lễ, sớ ra tận đền thờ Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh xếp hàng chờ “trả lễ”.

Tôi lấy làm thắc mắc là anh làm việc trong cơ quan Nhà nước, chứ có buôn bán gì đâu mà đầu năm đi vay, cuối năm “trả lễ”? Trả lễ kiểu ấy thì khác gì “thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào”.

Có nhiều người đi “trả lễ” vì họ tin là có vay thì phải có trả. Đầu năm đã vay, cuối năm không trả, sẽ bị thánh, thần trách phạt.

Cứ cho là điều đó có cơ sở đi chăng nữa thì người sản xuất, kinh doanh mới cần vay vốn và mong có lời lãi, chứ làm cán bộ Nhà nước, hưởng lương theo ngạch bậc, thu nhập tăng thêm theo công việc thực tế, có vay mượn thì cũng lấy đâu ra lời lãi.

Ở góc nhìn khác, nhiều người tin nếu không đảm bảo tín nhiệm trong việc vay và trả thì sẽ bị thần, thánh trách phạt, nhưng lại không chịu quan tâm là ở dương trần sự tín nhiệm ấy cũng vô cùng quan trọng. Quan hệ vay mượn dân sự dù có diễn ra dưới hình thức nào, nhưng một khi nuốt lời, chiếm đoạt, đều có thể trở thành vi phạm hình sự, sẽ bị cơ quan pháp luật xử phạt theo quy định.

Hay là vì thánh, thần có thể nhìn thấu mọi nơi, mọi việc, còn việc chấp pháp ở dương trần thì vẫn có thể du di được?

Tin vào sự trách phạt ở cõi âm, càng phải tin rằng hệ thống pháp luật ở dương trần cũng được quy định rất đầy đủ, chặt chẽ, sẽ không bỏ sót, để lọt đối tượng nào, không hành vi sai trái nào mà không bị xử lý cả.

Tín ngưỡng là quyền cá nhân, nhưng mỗi người cũng cần đề cao ý thức, nghĩa vụ, trách nhiệm chấp hành pháp luật để không vi phạm. Nhìn người đi “trả lễ” cuối năm tôi chợt nghĩ nếu ứng xử với âm sao mà trần cũng vậy, thì sẽ không còn những vụ án lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản gây xôn xao, bàng hoàng, cũng không còn những bản án và những giọt nước mắt tại phiên tòa nữa.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]