(Baothanhhoa.vn) - “Vì một Việt Nam phát triển bền vững” là chủ đề Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26-12) năm 2021. Theo đó Thanh Hóa, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dân số và phát triển, tạo sự đồng thuận cao trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác dân số trong tình hình mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của công tác dân số và phát triển của địa phương trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

60 năm ngành dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững

“Vì một Việt Nam phát triển bền vững” là chủ đề Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26-12) năm 2021. Theo đó Thanh Hóa, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dân số và phát triển, tạo sự đồng thuận cao trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác dân số trong tình hình mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của công tác dân số và phát triển của địa phương trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

60 năm ngành dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững

Thực hiện sàng lọc trước sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Trong ảnh: Bà mẹ mang thai kiểm tra sức khỏe thai nhi tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Ảnh: Tô hà

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số. Về quy mô dân số, hiện nay tỉnh ta có 3.640.128 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%; mức sinh giảm trung bình hàng năm 0,1o/oo, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 15%; tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao năm 2020 là 114 nam/100 nữ. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được cải thiện, tuổi thọ, trình độ học vấn được nâng lên... Chỉ tiêu bà mẹ mang thai được tuyên truyền, tư vấn sử dụng viên sắt chống thiếu máu đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh đạt 85%, quản lý thai sản trước và sau sinh được chú trọng. Hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh được chú trọng. Đến nay đã có 30% số bà mẹ mang thai và 60% số trẻ em sinh ra được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp và điều trị một số bệnh thường mắc ở trẻ bị mắc các bệnh bẩm sinh. Tuổi thọ bình quân đạt 73,3 tuổi. Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở thành phố, các thị xã, thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp và các huyện vùng đồng bằng, ven biển. Tỷ lệ dân số đô thị chiếm 14,9%, nông thôn 85,1%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số - KHHGĐ của tỉnh Thanh đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là, kết quả giảm sinh chưa đảm bảo được tính bền vững, tỷ suất sinh còn chênh lệch giữa các vùng, miền: vùng ven biển, vùng đồng bào công giáo mức sinh còn cao (17 – 18o/oo) tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng sinh trở lại. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng. Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) năm 2020 là 2,32 con (Thanh Hóa đang là 1 trong 33 tỉnh, thành có mức sinh cao). Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở nhóm cao trong cả nước (114 trẻ trai/100 trẻ gái) và tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn nặng nề. Bên cạnh đó, số người già từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 14,1%, trên 65 tuổi chiếm 9,5% trong khi chưa có các giải pháp hiệu quả ứng phó với tốc độ già hóa dân số. Chất lượng dân số được cải thiện chưa nhiều. Vấn đề về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, sức khỏe sinh sản chưa được giải quyết tốt đặc biệt là nhóm dân cư yếu thế như người dân tộc thiểu số, vị thành niên, thanh niên, người di cư, người khuyết tật... Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản cao và tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên, thanh niên khó kiểm soát, chưa phát huy được lợi thế cơ cấu dân số vàng. Tình hình di dân vẫn diễn ra phức tạp và khó lường (trung bình mỗi năm số lượng người di cư khoảng 20.000 - 35.000 người, so với trước đây số lượng di cư khoảng 40.000 - 50.000 người). Di dân chủ yếu từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp phát triển làm tăng dân số cơ học, áp lực lớn về kinh tế - xã hội đối với đô thị và đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý dân số.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những vấn đề đang còn tồn tại, giai đoạn tới Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh sẽ tăng cường tham mưu cho tỉnh, tiếp tục đầu tư vào công tác dân số - KHHGĐ để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh công tác tham mưu, Chi cục Dân số - KHHGĐ triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tiếp tục giảm sinh nhằm sớm đưa mức sinh về mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con); đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành dân số tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình truyền thông, nội dung truyền thông, kênh truyền thông, đội ngũ cán bộ truyền thông được đa dạng hóa để phù hợp với từng nhóm đối tượng, làm cho công tác tuyên truyền có sức hấp dẫn và thuyết phục.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]