Dù Đảng, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới, nhưng vì định kiến xã hội khiến nhiều phụ nữ, trẻ em gái vẫn “lép vế” ở nơi công tác, trong trường học, thậm chí chính trong ngôi nhà của mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cơ hội để xóa bỏ định kiến về giới

Dù Đảng, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới, nhưng vì định kiến xã hội khiến nhiều phụ nữ, trẻ em gái vẫn “lép vế” ở nơi công tác, trong trường học, thậm chí chính trong ngôi nhà của mình.

Cơ hội để xóa bỏ định kiến về giới

Năm 2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, giai đoạn 2017-2020, trong đó có tiêu chí hệ thống chính trị phải đảm bảo “bình đẳng giới”. Dù đã rất cố gắng thực hiện, nhưng vẫn có nhiều xã không đáp ứng được tiêu chí này, dẫn đến lỗi hẹn về đích xã nông thôn mới.

Thực tế có không ít cán bộ nữ có năng lực nhưng bởi “định kiến” xã hội, nên họ thường chỉ được giao đảm trách những vị trí không quá quan trọng. Phụ nữ có địa vị xã hội, nhất là vị trí người đứng đầu chưa nhiều. Và còn bởi yếu tố nữa, đó là không ít phụ nữ thường an phận, chủ yếu dành thời gian cho gia đình. Những “nút thắt” đó khiến cho cơ cấu, tỷ lệ cán bộ nữ ở nhiều cơ quan, địa phương không đảm bảo yêu cầu đề ra.

Bây giờ thì công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới đã được luật hóa. Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 đã quy định mức phạt tiền từ 2 đến 30 triệu đồng đối với một trong những hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực bình đẳng giới. Đối với tập thể thì cao gấp đôi.

Các hành vi bị phạt gồm vì định kiến giới mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn; xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị; không thực hiện việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn; phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập; từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định; đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên gia đình do giới tính; áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định; dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính; đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.

Liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, lâu nay chúng ta mới chỉ thực hiện thiên về kêu gọi, vận động. Nghị định số 125/2021/NĐ-CP chính là cơ sở pháp lý, động lực để phụ nữ vươn lên. Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm quy định này là điều không dễ, đòi hỏi cần phải có sự khơi thông, giám sát cụ thể, chặt chẽ. Quan trọng vẫn phải là sự lên tiếng của phụ nữ để đấu tranh chống lại sự bất công, đảm bảo bình quyền, tiến tới xóa bỏ định kiến về giới.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]