Điều hành thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2023
Chiều 27/12, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2024 của ngành tài chính. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và chỉ đạo hội nghị.
Hội nghị tổng kết công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2023, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2024 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến - Ảnh: VGP
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đại diện lãnh đạo Cục thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị liên quan.
Theo báo cáo tại hội nghị, nhiệm vụ thu tài chính - NSNN năm 2023 được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế vừa nỗ lực khắc phục những hậu quả của dịch bệnh COVID-19, vừa đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới phát sinh do suy thoái kinh tế. Nhưng với sự chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp với quyết tâm cao ngay từ đầu năm, ngành tài chính đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ tài chính - NSNN.
Theo đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng, góp phần hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực tài chính - NSNN; chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước; tiếp tục thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế phí, tiền thuê đất, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh. Kết quả thu NSNN đến ngày 25/12 đạt 1.693,5 nghìn tỷ đồng, vượt 4,5% dự toán giao.
Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, triệt để, tiết kiệm, đảm bảo nguồn lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép. Chi NSNN đạt 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo dự toán và tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách...
Giá cả và thị trường được điều hành linh hoạt, cơ bản ổn định, bám sát theo đúng kịch bản điều hành đã đề ra. Chỉ số CPI bình quân 11 tháng năm 2023 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 4,38%. Các thị trường tài chính tiếp tục được củng cố, tháo gỡ, xử ký kịp thời các trường hợp vi phạm, thao túng giá... nhằm bảo đảm để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch; kỷ cương, kỷ luật tài chính được tăng cường và kiểm soát hiệu quả. Đến nay, đã ban hành 456 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt gần 41 tỷ đồng.
Năm 2023, Bộ Tài chính chủ động đề xuất cấp thẩm quyền kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí... với tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn dự kiến khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng. Thực hiện trên 87.500 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực quản lý thu, chi ngân sách sử dụng vốn đầu tư; quản lý giá, chứng khoán. Bộ Tài chính thực hiện 78,2 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; điều tra chống buôn lậu bắt giữ, xử lý trên 16.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan; kiến nghị xử lý tài chính 107 nghìn tỷ đồng...
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và đề ra 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp tài chính - NSNN năm 2024.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành tài chính trong năm 2023, góp phần quan trọng vào kết quả, thành tích chung của đất nước, kinh tế vĩ mô ổn định, bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu năm 2024, ngành Tài chính tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, bảo đảm nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; quản lý chi NSNN chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN, gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững. Đồng thời, bảo đảm sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; thực hiện quyết liệt, thực chất, có hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước gắn với đổi mới quản trị doanh nghiệp
Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-12-14 14:29:00
Quân đội nhân dân Việt Nam: Lực lượng nòng cốt xây dựng quốc phòng toàn dân
-
2024-12-14 11:52:00
Kiến tạo hành lang pháp lý, lan tỏa quyết tâm vươn mình
-
2023-12-27 15:38:00
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chống lãng phí
Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và trả lời kết quả giải quyết đến công dân
Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024
Gương sáng đại ngàn
Ông Lương Quốc Đoàn tái đắc cử Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII
Biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 27/12
Bản tin 18h ngày 26/12 : Triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách lao động, người có công và xã hội
Các điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS&MN dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ