Diễn xướng cồng chiêng của đồng bào dân tộc Thái
Theo các cụ cao niên ở bản Thái vùng cao Quan Hóa, cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống đặc sắc và độc đáo, gắn bó với người dân tộc Thái nơi đây từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời.
Đồng bào Thái ở Quan Hóa thường sử dụng nhạc cụ cồng chiêng trong các lễ hội.
Cồng chiêng được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón và thường được sử dụng trong các dịp lễ tết, hay trong đám cưới của người Thái. Văn hóa cồng chiêng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân tộc Thái. Cồng chiêng thường được diễn tấu trong các dịp vui xuân, đón tết, lễ hội hoặc trong bản có các sự kiện vui, buồn như đám cưới, đám tang với nhiều điệu khác nhau. Mỗi giàn nhạc cồng chiêng người Thái chỉ có 4 chiếc được đặt tên là cồng mẹ (lớn nhất), tiếp theo cồng chị, cồng em, cồng út (tùy theo kích cỡ).
Bộ cồng chiêng Thái 4 chiếc, tượng trưng cho 4 mùa là xuân, hạ, thu, đông, niềm vui và cả nỗi buồn đến suốt quanh năm, nhưng niềm vui nhiều hơn, ngoài hội mừng hoa nở, mừng cuộc sống sinh sôi, còn có múa xòe, tung còn, chơi chùa, đám cưới... Âm thanh cồng chiêng tạo bầu không khí rộn rã, tưng bừng, nhân niềm vui gấp bội, để câu hát khặp trữ tình hơn, để tiếng cười thêm giòn tan, gọi bản gần mường xa kéo tới chung vui. Nhạc cồng chiêng Thái tương đối đơn giản, người đánh gõ chiếc thứ nhất, đến chiếc thứ ba mới đến chiếc thứ hai, rồi đến chiếc thứ tư (cách quãng một chiêng để tránh đơn điệu), rồi chiếc thứ hai, chiếc thứ tư, chiếc thứ hai...
Để tạo thêm sự hấp dẫn của cồng chiêng Thái, còn thêm nhạc cụ trống to (tang bằng gỗ đục rỗng thân cây, bịt da trâu đực), góp phần quan trọng khi đánh nhịp điệu, làm phong phú hơn tiết tấu.
Theo quan niệm của người dân tộc Thái, tiếng cồng chiêng là tiếng của lòng người. Đồng bào Thái thường dùng nhạc cụ này trong nhiều nghi thức, lễ hội, hay trong công việc hệ trọng có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của gia đình, dòng tộc, phong tục tập quán. Đồng bào quan niệm rằng, tiếng vang của cồng chiêng là ngôn ngữ để giao tiếp với trời đất, thánh thần, tổ tiên; giao tiếp giữa người với người, cầu mong cho nhân khang vật thịnh. Cồng chiêng không chỉ đơn thuần là loại nhạc cụ phục vụ đời sống tinh thần, vật chất của con người, mà nó còn là một “linh vật” biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc bền vững.
Bài và ảnh: Thiện Nhân
- 2024-11-02 21:25:00
Hồi ký của một nữ chính trị gia
- 2024-11-02 19:00:00
[Podcast] Truyện ngắn: Cơ hội cuối cùng
- 2023-12-08 19:30:00
[E-Magazine] - Rét ngọt mùa yêu
Âm hưởng nhộn nhịp từ bình minh đến chiều tà
Văn hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Gìn giữ văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới - cách làm của đồng bào Dao thôn Bình Sơn
[Podcast] - Tản văn: Nghe gió mùa gọi cửa
Cáp treo hay cách để phát triển du lịch bền vững?
Hà Nam được vinh danh là “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới”
Bolero trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại
“Lên núi xuống biển” đón mùa lễ hội cuối năm đa sắc màu
[Podcast] Truyện ngắn: Bến đò Côi