Dịch bệnh Dại đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan mạnh
Theo thống kê của cơ quan thú y, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước có 51 ổ dịch Dại tại 23 tỉnh, thành phố. Hiện, đang có 24 ổ dịch tại 15 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày, điều đó làm cho tình hình bệnh Dại trên cả nước diễn biến phức tạp, nhiều nơi ghi nhận ca bệnh tăng đột biến. Tại Thanh Hóa, những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra 4 ổ bệnh Dại trên động vật, làm chết 2 người và 86 người bị phơi nhiễm.
Thực hiện phun tiêu độc, khử trùng tại huyện Như Xuân
Vừa qua, bệnh Dại trên đàn chó đã xảy ra tại thị trấn Hồi Xuân và xã Phú Nghiêm (Quan Hóa) buộc phải tiêu hủy 22 con chó, 18 người có nguy cơ phơi nhiễm.
Trước tình hình trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã nhanh chóng cấp tạm ứng cho huyện Quan Hóa 2.100 liều vắc xin Dại, hỗ trợ cho huyện 240 lít hóa chất và 60 bộ quần áo bảo hộ lao động để thực hiện phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, phối hợp với UBND huyện Quan Hóa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, như: Thực hiện tiêm phòng bao vây ngay bằng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo trên địa bàn toàn huyện, tiêm được 1.881 liều tại 1.313 hộ; quản lý chặt chẽ việc nuôi chó, mèo tại các hộ dân, tất cả chó, mèo trên địa bàn phải được nuôi nhốt theo dõi trong thời gian có bệnh; thành lập 3 chốt kiểm soát dịch bệnh và thành lập đội bắt chó thả rông, tập trung lực lượng tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng tại các gia đình, khu dân cư, đường làng, ngõ xóm tại thị trấn Hồi Xuân và xã Phú Nghiêm 2 lần/tuần; các xã tiếp giáp 1 lần/tuần...
Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa đã tổ chức tiêm phòng huyết thanh và vắc xin Dại cho 9 người có nguy cơ phơi nhiễm; đồng thời tiếp tục rà soát số người phơi nhiễm để hướng dẫn điều trị dự phòng và tiêm phòng vắc xin.
Hiện nay, dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan mạnh. Vì vậy, các địa phương cần tăng cường lực lượng giám sát đến tận thôn, bản để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo. Nhất là, tập trung nguồn lực chỉ đạo thực hiện quyết liệt “Năm cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn”; chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, kinh phí và có các giải pháp cụ thể tổ chức tiêm phòng triệt để vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn đảm bảo đạt 100% diện tiêm và hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vắc xin Dại đợt 1 năm 2024 trước ngày 30/4/2024...
Mặt khác, đảm bảo việc tiếp cận vắc xin phòng bệnh Dại cho người dân, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.
Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-04-05 16:09:00
Thành lập mới 153 công đoàn cơ sở, phát triển hơn 16.600 đoàn viên
“Chắp cánh” khởi nghiệp cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số
Các địa phương chủ động phòng, chữa cháy rừng trước tình trạng nắng nóng gay gắt
Manh nha những mô hình du lịch nông nghiệp
Mạnh tay với các hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản không đảm bảo quy định
Nhiệt độ mặt đường cao tốc Cam Lộ-La Sơn lên tới 63 độ C khiến 12 xe bị vỡ lốp
Để Đền Hùng trở thành công viên
Trước pháp luật không có chỗ để cùn!
Hướng dẫn tích hợp, khai thác kết quả số hóa hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến