(Baothanhhoa.vn) - Sáng 29/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH Thanh Hoá) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Sáng 29/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH Thanh Hoá) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Tham gia góp ý, ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH Thanh Hoá) cơ bản thống nhất với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Để góp phần tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Cầm Thị Mẫn đề nghị: Tại điểm a khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật quy định: "Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác.”

Trong thực tế, việc xác định thế nào là “nước sạch” rất khó khăn, cần phải có cơ quan có thẩm quyền, chuyên môn xác định. Mặt khác, trong nhiều trường hợp nước để phục vụ sản xuất không nhất thiết phải là nước sạch như nước dùng cho sinh hoạt. Do đó, để đảm bảo tính thống nhất trong cách hiểu và thực thi cũng như thuận tiện trong việc áp dụng luật, đề nghị sửa đổi lại điểm a khoản 2 Điều 9 bằng cách bỏ từ “sạch” trong cụm từ “nước sạch”.

Về áp mức thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón tại điểm b khoản 2 Điều 9 dự thảo luật. Đây là nội dung được rất nhiều đại biểu cũng như cử tri quan tâm, trong đó có đông đảo cử tri là bà con nông dân vì sự thay đổi này có tác động trực tiếp tới đời sống, sinh kế của họ. Trách nhiệm của Quốc hội cũng như trách nhiệm của đại biểu buộc chúng ta phải xem xét, đánh giá vấn đề này một cách hết sức cẩn trọng, thấu đáo về nhiều mặt.

Qua nghiên cứu kỹ lưỡng Báo cáo đánh giá tác động của Ban soạn thảo và nội dung giải trình tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng như ý kiến của cử tri là nông dân, của doanh nghiệp và của các hiệp hội liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng có thể yên tâm về sự thay đổi này so với Luật hiện hành, yên tâm rằng việc áp thuế 5% với phân bón không đồng nghĩa với việc mặt hàng này sẽ tăng giá. Đồng thời, các báo cáo đánh giá còn cho thấy năng lực sản xuất phân bón rất lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, tỷ trọng phân bón nhập khẩu so với sản xuất trong nước chỉ chiếm 27%. Nếu áp dụng thuế 5% thì có nghĩa là nhập khẩu vào cũng chịu 5% và cũng chịu sự điều tiết chung với phân bón sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, mặt hàng phân bón là mặt hàng thuộc diện chịu sự kiểm soát và bình ổn giá của nhà nước.

Do đó, việc áp thuế suất 5% chính là việc cùng lúc thực hiện được mục tiêu mở rộng cơ sở thuế tiến tới áp dụng một mức thuế suất, đồng thời phục hồi, hỗ trợ sản xuất trong nước và về dài hạn sẽ tạo sự bền vững và ổn định, nguồn cung phân bón đầu vào trong nước được phát triển, không phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu làm cơ sở cho việc hạ giá thành mặt hàng phân bón. Và như vậy, người nông dân cũng như doanh nghiệp sản xuất trong nước đều được hưởng lợi từ việc thay đổi này.

Đối với quy định tại khoản 3 Điều 15 dự thảo Luật, quy định như sau: "3. Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% (trừ hoạt động thanh lý tài sản) nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết từ ba trăm triệu đồng trở lên sau 12 tháng liên tục hoặc 4 quý liên tục thì được hoàn thuế giá trị gia tăng”.

Về bản chất, hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp vừa nêu trên là hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%, trong khi đó thuế giá trị gia tăng đầu vào của chi phí có mặt hàng chịu thuế suất 10% cho nên lũy kế thuế giá trị gia tăng liên tục còn khấu trừ. Việc khống chế 5% để đảm bảo bản chất như đã nêu ở trên, đảm bảo không giải quyết hoàn thuế cho hàng tồn kho, quy định này tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, sản xuất cung ứng dịch vụ chịu thuế suất khác nhau.

Do đó, đề nghị xem xét sửa đổi lại để đảm bảo số thuế giá trị gia tăng được hoàn không vượt quá 5% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% (trừ hoạt động thanh lý tài sản) đã nêu ở trên.

Về kỹ thuật lập pháp, đại biểu Cầm Thị Mẫn đề nghị xem xét các nội dung sau: Đối với các nội dung Luật giao quy định chi tiết đề nghị cần xem xét lại để bảo đảm sự chặt chẽ, chính xác, không bị trùng lặp hoặc thừa không cần thiết. Cụ thể: Đoạn cuối của Điều 5, sau khoản 27 nội dung quy định thể hiện việc vừa giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều này, vừa giao cho Bộ Tài chính quy định một phần nội dung của điều này. Đại biểu đề nghị rà soát xem lại nội dung cho phù hợp và thiết kế thành một khoản riêng để quy định về nội dung giao quy định chi tiết Điều này.

Tại Điều 7 thể hiện tại một số điểm, khoản trong điều luật có nội dung giao Chính phủ quy định và phía cuối Điều 7 tiếp tục giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này dẫn đến sự trùng lặp.

Về hiệu lực thi hành, đề nghị rà soát lại nội dung tại khoản 1 và khoản 3 Điều 17. Cụ thể, khoản 1 quy định: “1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Quy định về mức doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế tại khoản 25 Điều 5 Luật này và khoản 3 Điều này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2026.”

Theo nội dung tại khoản 1 vừa trích dẫn thì các nội dung của khoản 3 Điều 17 cũng có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 1 năm 2026. Đại biểu đề nghị rà soát để bảo đảm các thời điểm có hiệu lực thi hành được quy định tại khoản 1 và khoản 3 không có sự mâu thuẫn.

Quốc Hương

Tin liên quan:
  • ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH Thanh Hoá) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
    Nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

    Chiều 10/10, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gồm: Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Vũ Xuân Hùng, Thiếu tướng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách; Phạm Thị Xuân, công chức Văn phòng Huyện ủy Quan Hóa đã tiếp xúc cử tri tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa với chuyên đề đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi).

  • ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH Thanh Hoá) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
    ĐBQH Cầm Thị Mẫn tham gia góp ý về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

    Chiều 24/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tại Tòa nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi).


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]