(Baothanhhoa.vn) - Xuân Canh Tý năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Tết trồng cây” và kêu gọi mọi người mỗi năm đến trồng thêm một cây xanh, nhiều cây xanh cho đất nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, hằng năm các địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Hoạt động này đã trở thành truyền thống, thể hiện nét đẹp văn hóa, giàu tính nhân văn của mỗi người dân xứ Thanh.

Đẩy mạnh công tác trồng rừng, trồng cây đầu năm

Xuân Canh Tý năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Tết trồng cây” và kêu gọi mọi người mỗi năm đến trồng thêm một cây xanh, nhiều cây xanh cho đất nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, hằng năm các địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Hoạt động này đã trở thành truyền thống, thể hiện nét đẹp văn hóa, giàu tính nhân văn của mỗi người dân xứ Thanh.

Đẩy mạnh công tác trồng rừng, trồng cây đầu nămCán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quang Chiểu (Mường Lát) hướng dẫn người dân trồng rừng.

Huyện Mường Lát có hơn 68.539 ha rừng. Những năm qua huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia trồng và chăm sóc rừng. Đến nay, huyện đã thành lập các tổ, nhóm quản lý, bảo vệ rừng tại các xã trong huyện; phối hợp với các xã, thị trấn quy hoạch vùng rừng cần khoanh nuôi, bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ, tích cực trồng rừng kinh tế, góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm tăng tỷ lệ che phủ của rừng. Với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng phong phú, nhận thức của người dân dần chuyển biến, góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm tăng tỷ lệ che phủ của rừng. Huyện Mường Lát đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn như Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5, Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức thực hiện tốt các dự án trồng rừng trên địa bàn. Nhờ có hướng đi đúng và giải pháp phù hợp, trong những năm qua công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng được huyện Mường Lát thực hiện có hiệu quả. Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, huyện Mường Lát đã trồng được trên 17.000 ha rừng. Thực hiện phong trào trồng rừng, trồng cây đầu năm 2023, huyện Mường Lát được giao 300 ha, 60.000 cây, tính đến cuối tháng 2-2023 huyện Mường Lát đã trồng mới 60.200 cây phân tán, cây bóng mát.

Xác định cụ thể vai trò, ý nghĩa, giá trị sinh thái, nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên; hoàn thành thắng lợi kế hoạch trồng cây, trồng rừng. Bình quân mỗi năm, Thanh Hóa trồng mới trên 10.000 ha rừng. Đến nay, toàn tỉnh có 600 nghìn ha rừng, đứng thứ 3 cả nước về độ che phủ rừng, cao hơn bình quân chung cả nước 10%. Theo kế hoạch, năm 2023 toàn tỉnh trồng 10.000 ha rừng, trên 3 triệu cây xanh trở lên. Trong đó vùng trung du và miền núi trồng những cây đa tác dụng, như: keo các loại, tếch, xoan ta, sao đen, lát hoa, lim xanh; vùng đồng bằng trồng các loại cây bóng mát kết hợp lấy gỗ, cây ăn quả, cây làm cảnh, như: xoài, nhãn, keo, sao đen, lát hoa...; vùng ven biển trồng các loại cây chắn cát, chắn gió như phi lao, bàng, dừa...; các khu đô thị, khu công nghiệp, đường phố, công sở trồng các loại cây bóng mát, cảnh quan, như bằng lăng, muồng hoa vàng, long não... Cùng với việc trồng các loại cây mới phù hợp với thổ nhưỡng, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tập trung tuyên truyền Nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh gắn với bảo vệ môi trường của Thủ tướng Chính phủ, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để đạt mục tiêu đề ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023; đồng thời giao kế hoạch trồng rừng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị cơ sở nhằm chủ động công tác chuẩn bị hiện trường, cây giống để ngay từ đầu năm gặp thời tiết thuận lợi tổ chức ra quân trồng rừng, trồng cây đầu năm; chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, quy hoạch các nguồn giống, hệ thống vườn ươm bảo đảm đủ cây giống lâm nghiệp chất lượng phục vụ trồng rừng; hướng dẫn kỹ thuật trồng mới; chỉ đạo công tác thiết kế kỹ thuật các công trình lâm sinh; chuẩn bị hiện trường, cây giống; khuyến khích người dân sử dụng cây giống chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trồng rừng thâm canh. Qua đó, tạo thành phong trào: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, toàn dân trồng cây, trồng rừng” và gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái... Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo các đơn vị sản xuất, các vườn ươm chuẩn bị 20 triệu cây lâm nghiệp. Các cơ quan chức năng tăng cường quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp, chuẩn bị cây giống đủ tiêu chuẩn, chất lượng, cung ứng cho Nhân dân lựa chọn, trồng loài cây phù hợp, tăng tỷ lệ sử dụng giống có nguồn gốc nuôi cấy mô, hom; tranh thủ thời vụ, thời tiết thuận lợi để trồng cây, trồng rừng.

Kết quả, 3 tháng đầu năm 2023 toàn tỉnh trồng mới được gần 2.000 ha rừng tập trung, 3,9 triệu cây phân tán, cây bóng mát. Một số địa phương đạt tỷ lệ trồng rừng cao, như: Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành... Đến nay, toàn bộ diện tích rừng trồng đang được các chủ rừng chăm sóc và bảo vệ, phát triển tốt.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]