Cảnh báo ngộ độc khí CO từ đốt than, củi để sưởi ấm
Để chống chọi với rét đậm, rét hại kéo dài những ngày qua, nhiều người dân đã sử dụng các biện pháp sưởi ấm, trong đó có việc đốt than, củi trong không gian kín. Các chuyên gia cảnh báo, cách sưởi ấm này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm, thậm chí đã có trường hợp tử vong, nguy kịch do ngộ độc khí CO.
Cụ bà L.T.N., được chuyển đến phòng hồi sức tích cực để theo dõi và điều trị.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực 2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đang điều trị cho 2 ca bệnh ngộ độc khí CO do đốt than củi để sưởi ấm.
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân N.T.M., 63 tuổi (ở Khuyến Nông, Triệu Sơn) nhập viện vào lúc 4 giờ sáng ngày 25/1 trong tình trạng hôn mê sâu. Theo lời kể của người nhà, tối hôm trước đó bệnh nhân có đốt củi để sưởi ấm và đóng kín cửa để ngủ. Đến 3 giờ sáng, con của bệnh nhân phát hiện mẹ đột ngột nôn nhiều, lơ mơ, giảm ý thức, hôn mê nên đã được người nhà đưa thẳng đến Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Bệnh nhân N.T.M. được chăm sóc và điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.
Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán bị ngộ độc khí CO. Sau 1 ngày được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, không phải thở máy, ý thức cải thiện. Hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị theo phác đồ.
Bác sĩ thăm khám cho cụ bà L.T.N., sau cơn nguy kịch.
Trường hợp thứ 2 là cụ bà L.T.N., 90 tuổi (ở Yên Ninh, Yên Định) nhập viện lúc 10 giờ ngày 26/1 trong tình trạng lơ mơ, giảm ý thức, được chẩn đoán là ngộ độc khí CO.
Anh T.X.L., con trai bệnh nhân cho biết: Do thời tiết lạnh quá nên bà đã dùng củi đốt trong phòng kín để sưởi ẩm, khi đi làm về thì gia đình thấy bà trong tình trạng lơ mơ, mất ý thức, nên đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để cấp cứu. Qua kiểm tra, các bác sĩ thấy bệnh nhân có nồng độ CO2 trong máu cao. Hiện tại bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang được tiếp tục theo dõi, điều trị tích cực tại Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực 2.
Trao đổi với Thạc sĩ, bác sĩ Lê Xuân Quý – người trực tiếp điều trị cho 2 bệnh nhân trên được biết, rất may cả 2 bệnh nhân đều được đưa đến bệnh viện kịp thời nên đã được cấp cứu thành công và hiện chưa để lại biến chứng đáng tiếc nào.
Qua 2 trường hợp trên bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không đốt củi để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín vì phản ứng đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy, sẽ hình thành CO ngày càng nhiều. Khi hít phải CO sẽ làm nạn nhân đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thấy yếu, buồn nôn và đau ngực. Nếu hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và tử vong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính. 40% số người bị ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người...
Để hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra từ việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm không đúng cách, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân trong điều kiện thời tiết lạnh rét mùa đông tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà hoặc ngay cả lúc sưởi ấm để tắm cũng rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra do sưởi ấm bằng than củi, than tổ ong..., vì vậy người dân cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm.
Tô Hà
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:11:00
Tập huấn kiến thức y học gia đình, quản lý bệnh mạn tính cho quân y đơn vị và cán bộ trạm y tế khu vực biên giới
-
2024-11-21 16:06:00
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
-
2024-01-27 11:37:00
Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị ung thư
Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, hô hấp nhập viện gia tăng
Cán bộ, nhân viên Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa hiến máu cứu sản phụ nguy kịch
Phòng chống đột quỵ ở người trong đợt rét đậm đầu tiên năm 2024
Cần khoảng 120.000 đơn vị máu dự trữ cung cấp cho 182 cơ sở y tế
Liên hoan, tiệc tùng cuối năm - Đừng quên bảo vệ gan!
Tăng cường bảo đảm phòng chống rét cho người bệnh khi thời tiết lạnh
Hai cháu bé nghi ngộ độc sau ăn bim bim, mì cay đang hồi phục kỳ diệu
WHO cảnh báo nguy cơ dịch bệnh mới nguy hiểm gấp 20 lần COVID-19
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi bệnh Thalassemia