(Baothanhhoa.vn) - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân từ khi ra đời cho đến nay, luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - phương tiện quan trọng trong quản lý Nhà nước.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân từ khi ra đời cho đến nay, luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - phương tiện quan trọng trong quản lý Nhà nước.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Tranh cổ động.

Thể chế hóa quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Xuất phát từ bản chất Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc sau: (1) Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; (2) Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật tối cao, bộ luật gốc mang tính nền tảng; (3) Khẳng định và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng sự bình đẳng của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, không có sự phân biệt đối xử, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý Nhà nước và xã hội; (4) Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; (5) Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện, thúc đẩy trong khuôn khổ luật pháp.

Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao của pháp luật. Do đó, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. Về bản chất của Nhà nước pháp quyền có các giá trị có tính tổng quát như là: biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ; được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề Nhà nước và pháp luật giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố một Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân. Các tư tưởng Hồ Chủ tịch về Nhà nước thật sự to lớn, sâu sắc và thể hiện qua các quan điểm: về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa XIII về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013: “Bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Thực hiện đúng đắn hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”” (Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; trang 173, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia sự thật). Để tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong quá trình phát triển, đổi mới và hội nhập, cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tăng cường dân chủ XHCN bởi vì dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, cần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.

Thứ hai, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, với tư cách Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị. Việc đổi mới, hoàn thiện Nhà nước có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, hình thức, phương thức hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, địa phương nhằm hướng tới một bộ máy Nhà nước gọn về tổ chức, hiệu quả trong hoạt động, đáp ứng ngày càng tích cực hơn các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực của chế độ pháp quyền.

Thứ tư, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: (1) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước (CQHCNN) với việc kiểm soát quyền lực Nhà nước một cách hiệu quả nhất, vì thế phải xem công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình như là một yếu tố cấu thành cốt lõi trong mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách, pháp luật về kiểm soát quyền lực của bộ máy CQHCNN. (2) xây dựng, áp dụng các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức hành chính cần đưa ra những yêu cầu về thái độ, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức hành chính khi thi hành công vụ. Đồng thời, các hình thức xử lý trách nhiệm cũng cần được quy định rõ và tương xứng nhằm đảm bảo thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trên thực tế. (3) bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các CQHCNN đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, đặc biệt là quy định tại Điều 9, trong đó việc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật. (4) bảo đảm công khai, minh bạch trong xây dựng chính sách, pháp luật, cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tham vấn ý kiến người dân và doanh nghiệp về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kết hợp với việc minh bạch hóa quá trình chuẩn bị, soạn thảo, trình, ban hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, cần chú trọng rà soát, hệ thống hóa, công bố danh mục tài liệu bí mật Nhà nước để ngăn ngừa, hạn chế việc lợi dụng bí mật Nhà nước theo nguyên tắc: Công khai là tối đa, bí mật là tối thiểu. (5) nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện công khai, minh bạch có trách nhiệm giải trình rõ những ý kiến, kiến nghị của người dân về các vấn đề liên quan, đem lại hiệu quả cao nhất trong vấn đề này. Đồng thời, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa để tạo thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu giải quyết công việc; tạo điều kiện để người dân có thể giám sát và kiểm soát được hoạt động của cơ quan công quyền với phương châm lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo của hiệu quả hành chính công. (6) nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức hành chính trong thực thi công vụ: việc này đòi hỏi phải tổ chức thực hiện tốt quy định của Luật Cán bộ, công chức; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức công việc theo vị trí việc làm gắn với phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cán bộ, công chức hành chính. Việc đảm bảo công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong đánh giá cán bộ, công chức hành chính và sự minh bạch trong quản trị Nhà nước sẽ tạo thuận lợi cho người dân giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó, việc xây dựng, thực hiện định mức theo vị trí việc làm và trách nhiệm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính liêm chính, kỷ cương, trách nhiệm. (7) đảm bảo sự giám sát của người dân và quyền giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia của Nhân dân vào quản trị Nhà nước không chỉ làm cho các quyết định của Nhà nước được ban hành sát với thực tế, mà còn là cơ sở tăng cường sự minh bạch hoạt động của cơ quan Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ. Vì vậy, cần đảm bảo sự giám sát của người dân và quyền giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trên thực tế. Ngoài ra, cần phát huy vai trò của báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin về tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, các CQHCNN nói riêng, tạo diễn đàn tranh luận cho công chúng và tạo dư luận để thúc đẩy tiến trình, nội dung minh bạch hóa hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, các CQHCNN nói riêng.

BÙI SỸ LỢI

Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]