(Baothanhhoa.vn) - Năm 2023, dân số trung bình của tỉnh Thanh Hóa đạt 3.783.500 người; tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,7‰, tỷ số giới tính khi sinh 113,5 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ sàng lọc trước sinh 67%, tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai là 101.880 người.

Thanh Hóa đẩy mạnh truyền thông, tiếp tục kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Năm 2023, dân số trung bình của tỉnh Thanh Hóa đạt 3.783.500 người; tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,7‰, tỷ số giới tính khi sinh 113,5 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ sàng lọc trước sinh 67%, tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai là 101.880 người.

Giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Để đạt được những kết quả nêu trên, thời gian qua công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, của ngành, các địa phương và sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

Thanh Hóa đẩy mạnh truyền thông, tiếp tục kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh minh họa)

Là cơ quan thường trực trong công tác DS-KHHGĐ, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định quy mô dân số, từng bước giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số. Tập trung đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở, cộng tác viên mới nhận nhiệm vụ. Chỉ đạo triển khai, hướng dẫn thực hiện 11 chương trình, kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, đặc biệt chú trọng các hoạt động truyền thông giáo dục.

Thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương, đặc biệt ngành dân số triển khai nhiều giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. Trong đó có giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nỗ lực đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên thông qua việc triển khai thực hiện Đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh”; “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”.

Năm 2023, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã sản xuất 1 phóng sự tuyên truyền về giới và giới tính khi sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính khi sinh và hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh, các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh; nêu những gương gia đình thực hiện tốt chính sách dân số.

Đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, internet...). Tổ chức 12 lớp tập huấn cho 176 cộng tác viên dân số huyện Triệu Sơn các kiến thức về giới và giới tính khi sinh; kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh; các kiến thức về mất cân bằng giới tính khi sinh, thực trạng và giải pháp...

Thanh Hóa đẩy mạnh truyền thông, tiếp tục kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Thời gian qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên dân số cơ sở.

Ở cấp huyện, xã, duy trì sinh hoạt tại 559 câu lạc bộ không sinh con thứ ba giúp nhau phát triển kinh tế; viết 620 bài và phát thanh 2.480 lần nhằm tuyên truyền các nội dung hoạt động của Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”, các văn bản quy định liên quan đến giới và giới tính khi sinh; những phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng giới tính khi sinh cần phải hạn chế và loại bỏ, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; tổ chức 559 cuộc nói chuyện chuyên đề về giới tính khi sinh tại cộng đồng cho 27.950 đối tượng nam, nữ chuẩn bị kết hôn, phụ nữ không sinh con thứ 3.

Công tác t ruyền thông dân số triển khai thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở

Thời gian qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã tham mưu hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác truyền thông, giáo dục về dân số năm 2023. Cụ thể, tổ chức 1 lớp tập huấn về các văn bản mới, kỹ năng truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, sàng lọc sơ sinh, sức khỏe tiền hôn nhân, vị thành niên, thanh niên cho 77 cộng tác viên dân số huyện Như Xuân; phối hợp, ký hợp đồng với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức 2 hội nghị cung cấp thông tin mới về dân số và phát triển cho 160 người là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện.

Thanh Hóa đẩy mạnh truyền thông, tiếp tục kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Thời gian qua, Chi cục Dân số -KHHGĐ tỉnh nhân bản hàng nghìn tờ rơi, tài liệu hỏi đáp về mất cân bằng giới tính khi sinh.

Xây dựng các sản phẩm truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động của công tác dân số. Xây dựng 4 cụm pano tuyên truyền tại huyện về công tác dân số và phát triển.

Năm 2023, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh đã nhân bản 114.000 tờ rơi; 2.977 cuốn sách tuyên truyền về bình đẳng giới cấp cho các đối tượng là vị thành niên, thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; sản xuất 100 poster tuyên truyền treo tại các trạm y tế xã; 90 băng zôn treo tại các tuyến phố của thành phố.

Các đơn vị tuyến huyện tích cực viết tin bài phát trên loa truyền thanh xã với nội dung tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhằm tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con hơn; tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con. Đã có 1.118 tin bài đã được phát thanh 4.472 lần tại 559 xã, phường, thị trấn.

Song song với đó, ngành dân số triển khai việc cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khoẻ sinh sản. Năm 2023, đã triển khai thực hiện cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khoẻ sinh sản tại 136 xã/17 huyện, thị xã, thành phố.

Tổ chức hội nghị triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2023 đến 85 xã, thuộc 11 huyện: Quảng Xương, Hoằng Hoá, Nông Cống, thị xã Nghi Sơn, Vĩnh Lộc, Như Thanh, Cẩm Thủy, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước và Lang Chánh.

Tổ chức 1 đợt chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình đến vùng mức sinh cao, vùng khó khăn tại 85 xã của 11 huyện. Trong thời gian chiến dịch, đã tổ chức 96 cuộc hội nghị truyên truyền và triển khai trước khi thực hiện cung cấp dịch vụ với 4.600 người tham gia; viết 170 bài tuyên truyền trước, và trong chiến dịch với 680 lần phát thanh, treo 88 băng zôn tuyên truyền những nội dung liên quan đến chương trình điều chỉnh mức sinh, đến việc thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản, đã khám và điều trị phụ khoa cho 12.750 người, tư vấn vận động đặt dụng cụ tử cung là 2.079 người, 1350 người sử dụng bao cao su, 1375 người sử dụng thuốc uống tránh thai.

Nỗ lực đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên

Vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Thanh Hóa đẩy mạnh truyền thông, tiếp tục kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Năm 2024, ngành dân số Thanh Hóa đề ra mục tiêu chung: Tiếp tục giảm sinh nhằm duy trì bền vững mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; từng bước thích ứng với già hoá dân số; nâng cao chất lượng dân số góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dân số trung bình toàn tỉnh là 3.815.500 người; mức giảm sinh đạt 0,1‰/năm; tỷ số giới tính khi sinh là 113,2 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai 68%; Tỷ suất tăng dân số tự nhiên dưới 10‰...

Thanh Hóa đẩy mạnh truyền thông, tiếp tục kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh báo cáo công tác DS-KHHGĐ tỉnh năm 2023.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, ngành dân số Thanh Hóa đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền. Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội; lồng ghép nội dung công tác DS-KHHGĐ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ổn định tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ đặc biệt là ở cấp huyện, xã và cộng tác viên dân số đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về dân số và phát triển. Nâng cao năng lực hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện công tác dân số và phát triển cấp tỉnh, huyện, xã; của các ngành thành viên, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia công tác dân số.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi; nâng cao dịch vụ DS-KHHGĐ. Duy trì và phát triển hoàn thiện mạng lưới sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng và củng cố mạng lưới cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ... góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Tiếp tục kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh. Trong đó, đẩy mạnh truyền thông, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng dân cư. Tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Thực hiện các chính sách hỗ trợ nữ giới, hỗ trợ những gia đình sinh con một bề là nữ.

Ngọc Huấn

Tin liên quan:

Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]