(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn đến tâm lý lo ngại phải đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng. Số lượng trẻ phải trì hoãn, trễ lịch tiêm hoặc tiêm chủng không đầy đủ vì thế gia tăng.

Sai lầm khi trì hoãn tiêm chủng cho trẻ vì lo ngại dịch bệnh COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn đến tâm lý lo ngại phải đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng. Số lượng trẻ phải trì hoãn, trễ lịch tiêm hoặc tiêm chủng không đầy đủ vì thế gia tăng.

Sai lầm khi trì hoãn tiêm chủng cho trẻ vì lo ngại dịch bệnh COVID-19

Trẻ vẫn cần được tiêm chủng đủ kể cả trong mùa dịch.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, với nhiều loại vaccine việc không thực hiện đúng lịch tiêm chủng có thể khiến trẻ mất cơ hội phòng bệnh và dẫn đến các đợt bùng phát dịch cộng đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại nhiều trung tâm tiêm chủng mỗi ngày có hàng chục trẻ đến tiêm chủng khi đã quá lịch tiêm. Nguyên nhân là do các phụ huynh lo ngại dịch bệnh. Nhiều phụ huynh suy nghĩ đơn giản rằng chưa tiêm tháng này thì có thể tháng sau .

Chị Phạm Thị Tuyết ở TP Thanh Hoá cho biết: “Trong thời gian dịch bệnh gia đình đã hoãn tiêm cho con hơn 1 tháng, tuy nhiên chiều hôm qua bác sĩ có gọi điện nhắc mẹ hôm nay đưa con đến tiêm. Đợt này bớt dịch nên tôi mới dám đưa con đến tiêm phòng”.

Theo bà Nguyễn Thị Đào, Giám đốc Trung tâm tiêm chủng VNVNC Thanh Hoá, tỷ lệ đi tiêm tại trung tâm giảm đến 60%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của trẻ, nếu quá tuổi sẽ không đạt hiệu quả tối ưu hoặc không có tác dụng.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đến nay tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng các loại vacine giảm từ 20% đến 30%, chủ yếu là tình trạng bỏ mũi, chậm lịch tiêm.

Trước bối cảnh dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến phức tạp, việc tiêm vacine phòng bệnh là vô cùng cần thiết với trẻ em và tất cả mọi người, nhất là những loại vaccine có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn và có thể tạo miễn dịch chéo trước COVID-19 như vaccine cúm, sởi, thủy đậu, phế cầu. Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, tiêm muộn so với lịch tiêm chủng thì nguy cơ xảy ra các bệnh sởi, ho gà, bạch hầu… là rất cao. Việc tiêm vaccine muộn hơn so với khuyến cáo cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

Bác sĩ Lê Công Nghĩa (Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá) cho biết: Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp các bà mẹ trước khi đưa trẻ đến tiêm chủng phải vệ sinh ở nhà. Đối với các cháu đủ điều kiện tiêm, không có bệnh lý cấp tính phải đưa con đến tiêm chủng, thực hiện nghiêm 5K và các nội qui tại điểm tiêm chủng.

Sai lầm khi trì hoãn tiêm chủng cho trẻ vì lo ngại dịch bệnh COVID-19

Trẻ được bác sĩ thăm khám trước khi tiêm chủng.

Tiêm chủng phải thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vaccine. Khi trẻ bị trễ lịch tiêm, gia đình cần đưa trẻ đến tiêm càng sớm càng tốt, đảm bảo thời gian hiệu quả của vaccine.

Dịch bệnh COVID-19 rất nguy hiểm, nhưng nếu vì lo sợ dịch bệnh mà bỏ, hoãn lịch tiêm vaccine cho trẻ thì hậu quả là rất lớn. Ngoài dịch COVID-19 thì còn có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề.

Thảo Chi


Thảo Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]