(Baothanhhoa.vn) - Để từng bước nâng cao giá trị nông sản, ngành nông nghiệp đang tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với cấp và quản lý mã số vùng trồng (MSVT), bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu nông sản.

Xây dựng vùng chuyên canh gắn với cấp và quản lý mã số vùng trồng

Để từng bước nâng cao giá trị nông sản, ngành nông nghiệp đang tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với cấp và quản lý mã số vùng trồng (MSVT), bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu nông sản.

Xây dựng vùng chuyên canh gắn với cấp và quản lý mã số vùng trồngNgười dân xã Trường Xuân (Thọ Xuân) chăm sóc ớt nguyên liệu.

Hiện nay, trong lĩnh vực trồng trọt tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được vùng lúa chuyên canh với 75.000 ha, vùng ngô thâm canh 17.000 ha, vùng cây ăn quả tập trung 12.000 ha, vùng sản xuất rau an toàn hơn 12.000 ha... Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, những vùng chuyên canh cây trồng tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 đến 2 lần trở lên so với sản xuất nhỏ lẻ. Ngoài ra, các vùng chuyên canh cây trồng còn góp phần nâng cao trình độ sản xuất cho người dân, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm.

Để tiếp tục mở rộng diện tích chuyên canh cây trồng và nâng cao giá trị nông sản, ngành nông nghiệp đã tích cực triển khai chương trình quản lý MSVT cho các loại nông sản ở các huyện, thị xã trong tỉnh. Giám đốc Công ty Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm (Yên Định) Nguyễn Thị Tình cho biết: Là đơn vị chuyên xuất khẩu ớt để phục vụ chế biến thực phẩm cho thị trường các nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan... để sản phẩm xuất không bị dừng nhập khẩu, vùng trồng nguyên liệu không bị đưa vào danh sách theo dõi nghiêm ngặt, công ty phải tuân thủ việc không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phải bảo đảm các tiêu chuẩn như cam kết. Bởi vì nếu bị phát hiện vi phạm thì lô hàng đó sẽ bị trả về và vùng trồng sẽ bị đưa vào danh sách theo dõi nghiêm ngặt và tạm dừng nhập khẩu. Để ổn định nguồn nguyên liệu, công ty đã liên kết với 7 HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định sản xuất chuyên canh gần 100 ha ớt. Qua sự hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, công ty đã phối hợp với huyện Yên Định xây dựng 15 MSVT ớt, với diện tích hơn 80 ha tại các xã Yên Phong, Yên Lâm, Yên Phú, Yên Ninh, Định Hưng, Định Hòa, thị trấn Quý Lộc... Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục liên kết với các HTX và bà con nông dân để mở rộng diện tích chuyên canh cây ớt thương phẩm với việc xây dựng MSVT.

Thực hiện xây dựng, cấp và quản lý MSVT theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT, ngày 19-8-2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp đã ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp MSVT và phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn các bước triển khai thực hiện. Cùng đó, ngành nông nghiệp tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thành lập các đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất thực hiện đăng ký MSVT theo quy định.

Đến tháng 3-2023, toàn tỉnh đã cấp được 76 MSVT xuất khẩu và sẵn sàng xuất khẩu nông sản. Trong đó, có 45 MSVT ớt, 28 MSVT lúa, 1 MSVT bưởi, 1 MSVT vải, 1 MSVT thanh long, 1 cơ sở đóng gói ớt từ MSVT. Ngoài ra, ở các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng được 20 MSVT lúa và 9 MSVT rau nội địa. Để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu các sản phẩm dược liệu và cây có múi, ngành nông nghiệp tích cực triển khai các quy định mới của Trung Quốc liên quan đến đăng ký xuất khẩu. Qua đó, đến tháng 3-2023 ngành nông nghiệp đã phối hợp với 20 huyện để rà soát vùng trồng, cơ sở đóng gói dược liệu và 18 huyện rà soát vùng trồng, cơ sở đóng gói sản phẩm cây có múi.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vũ Quang Trung cho biết: MSVT là mã định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Việc xây dựng, cấp và quản lý MSVT cũng là điều kiện tiên quyết để sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Hiện chi cục đang tích cực tham mưu cho các địa phương, đơn vị rà soát, quy hoạch những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, ổn định đối với những loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện từng vùng và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kế hoạch trong năm 2023, chi cục sẽ phối hợp với các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Nông Cống, Hậu Lộc, Ngọc Lặc, Bá Thước, tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức cho các tổ chức cá nhân trong việc xây dựng các vùng trồng. Cùng với đó, đơn vị phối hợp với phòng chuyên môn các địa phương vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất xây dựng các vùng chuyên canh, áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất...

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]