(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều nông sản mang giá trị văn hóa, kinh tế cao và giàu tiềm năng để phát triển. Song thực tế cho thấy, các nông sản của tỉnh vẫn chưa xây dựng được thương hiệu đủ mạnh nên giá trị kinh tế chưa được như kỳ vọng. Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu cho nông sản chính là “bài toán khó” trong hành trình nâng tầm giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản xứ Thanh trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương

Thanh Hóa có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều nông sản mang giá trị văn hóa, kinh tế cao và giàu tiềm năng để phát triển. Song thực tế cho thấy, các nông sản của tỉnh vẫn chưa xây dựng được thương hiệu đủ mạnh nên giá trị kinh tế chưa được như kỳ vọng. Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu cho nông sản chính là “bài toán khó” trong hành trình nâng tầm giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản xứ Thanh trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương

Xã Yên Ninh (Yên Định) đã xây dựng thành công thương hiệu bưởi Thanh Đường Yên Ninh.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, xây dựng thương hiệu chính là cách giúp cho nông sản của địa phương có sức cạnh tranh và tạo được chỗ đứng trên thị trường. Qua việc xây dựng thương hiệu, người dân được nâng cao kiến thức về nông nghiệp, nông thôn, về quy trình canh tác, chọn giống sản xuất, bảo quản, tiếp thị sản phẩm; quản lý bán hàng, tiến hành các công việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý để tránh bị xâm phạm... Đây cũng là cơ sở để bảo vệ và phát triển sản phẩm riêng, đặc trưng từng vùng miền và quảng bá, thu hút khách du lịch.

Bắt đầu từ tháng 11 hằng năm, vùng đất Yên Ninh (Yên Định) nườm nượp thương lái đến tận vườn bưởi của người dân để thu mua. Không dễ mà Yên Ninh trở thành địa chỉ tin cậy về sản phẩm bưởi Diễn, bởi trên địa bàn tỉnh có nhiều địa phương, như: Thọ Xuân, Như Xuân, Nga Sơn... cũng có diện tích bưởi Diễn khá lớn. Anh Trịnh Quốc Huy, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Yên Ninh, cho biết: Trên địa bàn xã có khoảng 100ha bưởi Diễn, sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm. Dù thị trường bưởi hiện nay rất đa dạng về chủng loại, chất lượng, song bưởi Diễn Yên Ninh vẫn tạo nên sự khác biệt nhờ chất lượng quả và thương hiệu được khẳng định. Vì vậy, sản phẩm bưởi mang nhãn hiệu Thanh Đường của xã Yên Ninh trở nên đắt hàng, các thương lái đã vào tận vườn đặt mua ngay từ đầu mùa. Để xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm bưởi địa phương, trước hết, người dân địa phương phải sản xuất theo quy chuẩn an toàn. Sau đó là chứng minh được chất lượng sản phẩm thông qua các chứng nhận của cơ quan chuyên môn cấp. Cùng với đó, người sản xuất phải làm tốt công tác giới thiệu và quảng bá sản phẩm trên thị trường.

Được biết, hầu hết diện tích bưởi của xã Yên Ninh được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và có khoảng 10ha đã được chứng nhận VietGAP. Ngoài ra, năm 2022, sản phẩm bưởi Thanh Đường của xã Yên Ninh đã được chứng nhận OCOP 3 sao, nhờ đó, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, giá trị kinh tế của sản phẩm cũng cao hơn 10 - 15% trở lên so với thời điểm trước đó.

Một điển hình cho việc xây dựng thành công thương hiệu đã thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân chính là sản phẩm vịt Cổ Lũng (Bá Thước). Theo đánh giá của người dân, từ tháng 11/2020, khi Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4521/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho vịt Cổ Lũng, người dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất theo quy trình chặt chẽ, xây dựng được sản phẩm có truy xuất nguồn gốc nên sức tiêu thụ của sản phẩm vịt Cổ Lũng ngày càng tăng, giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, việc được cấp chỉ dẫn địa lý trở thành “tấm vé thông hành” để sản phẩm vịt Cổ Lũng trở thành “thương hiệu” hàng hóa nông nghiệp nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến vùng đất Pù Luông - Bá Thước đều mong muốn được thưởng thức. Hiện nay, HTX dịch vụ chăn nuôi vịt Cổ Lũng phối hợp với Công ty TNHH Chăn nuôi vịt Cổ Lũng đang cung ứng giống vật tư, kỹ thuật nuôi VietGAPH cho 120 hộ dân trên địa bàn xã Cổ Lũng và một số xã lân cận phát triển tổng đàn khoảng 30.000 con/năm để tạo nguồn cung hàng hóa ổn định, chất lượng cho thị trường.

Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa có 62 văn bằng bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề và 42 sản phẩm nông, lâm, thủy sản khác được chứng nhận nhãn hiệu. Đây là những con số khá khiêm tốn so với số lượng gần 200 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh. Nguyên nhân dẫn đến sự “hạn hẹp” về thương hiệu nông sản được đưa ra là do người dân và cả các cơ quan quản lý nông nghiệp chưa có ý thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đây cũng chính là căn nguyên dẫn đến tình trạng được mùa mất giá của sản phẩm nông sản của tỉnh trong nhiều năm qua.

Có thể khẳng định rằng, xây dựng thương hiệu là vấn đề rất cần thiết đối với nông sản để sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế. Chính vì vậy, ngoài những chính sách chung của tỉnh, các địa phương cũng có những cơ chế riêng nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản địa phương để sản phẩm khẳng định được vị thế trên thị trường.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]