(Baothanhhoa.vn) - Đến thăm trang trại tổng hợp của gia đình ông Mai Xuân Khương ở thôn Cầu, xã Phong Lộc (Hậu Lộc), được ông đón bằng nụ cười niềm nở, đôn hậu và sẵn lòng mời khách thưởng thức múi bưởi căng mọng được tách ra từ trái bưởi mới hái trong vườn.

Xã Phong Lộc phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới

Đến thăm trang trại tổng hợp của gia đình ông Mai Xuân Khương ở thôn Cầu, xã Phong Lộc (Hậu Lộc), được ông đón bằng nụ cười niềm nở, đôn hậu và sẵn lòng mời khách thưởng thức múi bưởi căng mọng được tách ra từ trái bưởi mới hái trong vườn.

Xã Phong Lộc phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới

Khu trang trại tổng hợp của gia đình ông Mai Xuân Khương cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Những múi bưởi ngon ngọt và cả khu trang trại xanh mướt mắt kia là thành quả “một nắng, hai sương” mà ông và gia đình đã trăn trở làm nên. Từ đồng đất manh mún, nhỏ lẻ không ai muốn làm, ông đã mạnh dạn thử thách lòng kiên trì, vượt khó của bản thân và gia đình. Năm 2016, khi xã có chủ trương dồn điền đổi thửa, ông đã thuê đất trong thời gian 50 năm với diện tích 14.600 m2 để làm kinh tế trang trại. Từ nguồn vốn của gia đình và huy động người thân, vay ngân hàng được khoảng 5 tỷ đồng, ông đầu tư cải tạo đất, xây dựng hệ thống chuồng trại, mua cây, con giống, đồng thời liên kết với một doanh nghiệp của Hàn Quốc tổ chức chăn nuôi lợn thịt, được doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm “đầu ra”.

Hiện trang trại gồm 2 khu, quy mô 500 con lợn/khu, một năm xuất bán 2 lần. Ngoài ra, gia đình ông còn trồng các loại cây ăn quả như dừa, bưởi, mít, chuối và đào ao nuôi cá, mỗi năm thu hoạch hơn 3 tấn. Gia đình ông thuê 2 lao động thường xuyên với mức tiền công 6 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra còn một số lao động thời vụ. Trừ chi phí, bình quân gia đình ông có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm từ kinh tế trang trại.

Mô hình kinh tế trang trại của gia đình ông Khương là thành quả của quá trình triển khai thực hiện phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Phong Lộc. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cùng với sự phối hợp tích cực của các ngành, đoàn thể từ xã đến thôn đã tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho Nhân dân về các chủ trương, cơ chế, chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Tiếp thu có hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn tổ chức cho Nhân dân tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế, đẩy mạnh các hình thức hoạt động trong sản xuất và kinh doanh. Phong trào thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo đã phát triển đều khắp trên địa bàn xã và ở tất cả các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ. Xã cũng tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, triển khai cơ giới hóa đồng bộ trong gieo trồng gắn với quy hoạch thâm canh cánh đồng mẫu lớn. Đặc biệt, đã làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa, những diện tích đất lúa kém hiệu quả được xã quy hoạch cụm chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Từ năm 2015 đến nay xã đã chuyển đổi hơn 10 ha đất lúa đồng sâu trũng, kém hiệu quả sang trang trại tổng hợp, cá - lúa kết hợp. Toàn xã có 27 trang trại, gia trại đã và đang có hiệu quả kinh tế khá cao.

Bên cạnh phát triển sản xuất, chính quyền các cấp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về mặt bằng sản xuất, mở rộng hệ thống thủy lợi, giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, thuận lợi trong tiếp cận các nguồn vốn vay, hỗ trợ các mô hình sản xuất... để các hộ tham gia phát triển kinh tế. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, kênh mương, nhà văn hóa thôn... đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, chợ, bưu điện, nhà ở dân cư được nâng cấp, sửa chữa, tăng cường đáp ứng bước đầu nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân. Toàn xã đã xây mới được 4,5 km đường liên thôn, hơn 2 km kênh tiêu và tu bổ nạo vét hệ thống kênh tưới; xây dựng mới và tu sửa nâng cấp 4 nhà văn hóa thôn. Hệ thống bờ vùng, bờ thửa được mở rộng, đường trục chính nội đồng cấp phối 100%. Cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa, công sở xã, khu thể thao,... được quan tâm đầu tư khang trang. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM của xã trong gần 12 năm qua (2011-2022) đạt hơn 281 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương 6,5 tỷ đồng; vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện 29,5 tỷ đồng; vốn ngân sách xã hơn 37,1 tỷ đồng, nguồn vốn còn lại do Nhân dân tự đầu tư. Với tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã đạt 13%; thu nhập bình quân đầu người 48,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,1%.

Chủ tịch UBND xã Phong Lộc Nguyễn Văn Hải khẳng định: Phát triển sản xuất trong XDNTM đã tạo ra diện mạo nông thôn có nhiều tiến bộ và phát triển về mọi mặt. Cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu của cộng đồng dân cư được xây dựng khang trang, bền vững, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng nâng cao của người dân. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, an ninh- trật tự, an toàn xã hội ổn định. Xã đã đạt 19/19 tiêu chí và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận xã NTM vào cuối tháng 12-2022. Thời gian tới, xã tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện việc nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và xây dựng xã NTM nâng cao. Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, động viên tinh thần, huy động sức mạnh của toàn dân trong XDNTM nâng cao. Nhất quán cụ thể hóa thực hiện cơ chế: Đảng lãnh đạo, các ban, tiểu ban XDNTM làm tham mưu; UBND xã thống nhất quản lý, điều hành; Nhân dân làm chủ. Phát huy tiềm năng thế mạnh nội lực, tranh thủ thu hút nguồn ngoại lực cho chương trình XDNTM nâng cao. Trọng tâm là khai thác tiềm năng, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân bằng các mô hình kinh tế hiệu quả. Tiếp tục tích tụ ruộng đất, dồn đổi ruộng, sắp xếp bố trí lại sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị trên đơn vị diện tích sản xuất.

Trước mắt, xã Phong Lộc triển khai thực hiện các giải pháp để năm 2023 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 12% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3,8%/năm... Chăm lo phát triển giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh - trật tự góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, làm cho nông thôn văn minh, hiện đại.

Bài và ảnh: Thùy Dương


Bài và ảnh: Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]