Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS
Ngày 10/12, Tổ chức xếp hạng QS đã công bố kết quả xếp hạng QS World University Rankings: Sustainability 2025 cho 1.751 cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới.
Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng điểm số ở tất cả các tiêu chí thuộc ba tiêu chuẩn: Quản trị; Tác động môi trường; Tác động xã hội.
Trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự thăng tiến mạnh về vị trí khi được xếp hạng 325 thế giới. Theo đó, vị trí xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng 456 bậc so với vị trí xếp hạng trong top 781-790 tại kỳ xếp hạng QS 2024, vị trí 51 của khu vực châu Á và số 1 Việt Nam.
Bảng xếp hạng QS WUR Sustainability đánh giá toàn diện các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới về cam kết và tác động của các trường đối với phát triển bền vững thông qua hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ cộng đồng. Bảng xếp hạng này cho thấy mức độ mà trường đại học đóng góp vào ba lĩnh vực chính: Tác động môi trường (Environmental Impact), Tác động xã hội (Social Impact) và Quản trị tốt (Governance).
Trong kỳ xếp hạng QS 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã gia tăng điểm số ở tất cả các tiêu chí thuộc ba tiêu chuẩn: Quản trị; Tác động môi trường; Tác động xã hội. Thực hiện quan điểm quản trị với mục tiêu phát triển bền vững, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt vị trí 204 về tiêu chuẩn Quản trị, đây cũng là tiêu chuẩn được xếp hạng cao nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định tính minh bạch, đảm bảo đạo đức, trách nhiệm, hiệu quả trong hoạt động quản trị và vận hành tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Những đóng góp của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc xây dựng môi trường và xã hội tương lai bền vững hơn đã được thể hiện rõ qua sự gia tăng thứ hạng ở tất cả các tiêu chí tham gia xếp hạng năm nay gồm: Giáo dục về môi trường; Nghiên cứu về môi trường; Bền vững trong môi trường; Tuyển dụng và kết quả đầu ra; Bình đẳng; Sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc; Ảnh hưởng về giáo dục; Chia sẻ kiến thức và Quản trị tốt.
Thành công của Đại học Quốc gia Hà Nội là minh chứng cho chiến lược dài hạn hướng tới phát triển bền vững. Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có chiến lược và giải pháp đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu bền vững như: Các dự án khoa học về biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, bảo tồn đa dạng sinh học đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
Bên cạnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thiết lập mạng lưới nghiên cứu và giáo dục với các đối tác quốc tế, góp phần chia sẻ tri thức và thúc đẩy giáo dục toàn cầu. Các sáng kiến bình đẳng giới, hỗ trợ cộng đồng địa phương và cải thiện sức khỏe cộng đồng của Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho xã hội.
Trong kỳ xếp hạng QS 2025, ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội còn có chín cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam được xếp hạng. Cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng lần lượt là: Trường đại học Duy Tân (vị trí 538), Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (vị trí 653), Đại học Bách khoa Hà Nội (702), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (880), Trường đại học Tôn Đức Thắng (921-930), Trường đại học Cần Thơ (1061-1080), Trường đại học Nguyễn Tất Thành (1451-1500), Đại học Huế (1501+) và Đại học Đà Nẵng (1501+).
Theo NDO
{name} - {time}
-
2025-01-19 06:28:00
Trường đại học tăng chỉ tiêu, điều chỉnh xét tuyển năm 2025
-
2025-01-18 16:02:00
Hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên
-
2024-12-10 07:05:00
TP Hồ Chí Minh đề xuất miễn học phí bậc THCS từ 2024-2025
Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường Tiểu học Thiệu Khánh
Kết luận thanh tra về giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Bộ GDĐT
Mô hình trường học không có học sinh sử dụng điện thoại
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sẽ cân nhắc bỏ xét tuyển sớm
Trường THPT Chuyên Lam Sơn đoạt giải nhất Hội thi Giáo dục quốc phòng học sinh THPT tỉnh Thanh Hóa năm 2024
“Đẩy lùi” bạo lực học đường
Sân khấu hóa đưa pháp luật vào học đường
Trẻ em “nghiện” mạng xã hội: Hệ lụy khôn lường (Bài 1) - Lợi ích từ mạng xã hội
Thanh Hóa có 2 giải Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53