(Baothanhhoa.vn) - Để đưa nước dưới suối lên những thửa ruộng cao phục vụ cày cấy, dân bản cao xứ Thanh đã chế tạo ra những chiếc guồng nước khổng lồ - được xem như những “cỗ máy” lấy nước độc đáo.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Để đưa nước dưới suối lên những thửa ruộng cao phục vụ cày cấy, dân bản cao xứ Thanh đã chế tạo ra những chiếc guồng nước khổng lồ - được xem như những “cỗ máy” lấy nước độc đáo.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Trên đường đi đến các bản làng vùng cao thuộc các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước… của tỉnh Thanh Hóa, không khó bắt gặp hình ảnh những guồng nước được bà con nông dân làm bên các bờ suối để lấy nước tưới cho đồng ruộng.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Đây là hình ảnh những guồng nước ở thôn Sát, xã Ban Công (Bá Thước). Người dân ở đây cho biết, do đồng ruộng của họ thường cao hơn sông, suối, vào mùa khô hạn, thời tiết không mưa sẽ rất khó khăn cho việc lấy nước để làm đất. Để giải bài toán này, bà con đã nghĩ ra cách làm những guồng nước để có thể cung cấp nguồn nước tưới tiêu từ suối dẫn vào đồng ruộng.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Phương pháp lấy nước này đã có từ lâu đời và vẫn hữu hiệu cho đến ngày nay. Dù kỳ công và thường phải làm lại sau mỗi đợt lũ, nhưng đây là phương tiện tưới nước hữu hiệu, ít tốn kém về kinh phí và thân thiện với thiên nhiên của người miền núi.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Đây là những “cỗ máy” lấy nước dẫn vào một cánh đồng ở bản Bách, xã Trung Thượng (Quan Sơn). Trước đây, người dân làm chủ yếu lấy nước về bản phục vụ sinh hoạt, sau này mới được vận dụng vào việc phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Guồng nước được làm hoàn toàn thủ công, có hình tròn, giống như một chiếc bánh xe và quay quanh một cái trục cố định được chôn chắc chắn. Cần đến khoảng 5 đến 10 người đàn ông với hai ngày công mỗi người có thể làm được một chiếc.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Trục quay là “trái tim” của guồng nước, nên nguyên liệu làm phải từ cây gỗ thẳng nhẹ, chắc chắn, có khả năng chịu mài mòn và chịu nước cao. Những chiếc guồng được cấu tạo giống như bánh xe đạp khổng đồ và có đường kính từ 5 đến 10m.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Phía ngoài cùng của guồng nước sẽ được lắp đặt những ống đựng nước (làm từ cây vầu), khi guồng nước quay sẽ nhấn những ống đựng nước sâu xuống suối để lấy nước, rồi quay nâng ống lên cao sau đó đổ vào một máng nước.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Từ đó, nước theo máng chảy vào hệ thống làm từ thân cây luồng rồi chảy vào đồng ruộng. Guồng nước hoạt động suốt đêm ngày, đã gánh vác một phần công việc đáng kể cho người dân nơi đây.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Khi có nước, người dân sẽ thuận tiện hơn cho việc cày cấy, chuẩn bị cho vụ mới. Nhờ vậy mà công việc đồng áng của bà con vùng cao cũng sẽ bớt vất vả hơn.

Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Ngoài việc giúp đồng ruộng luôn duy trì nước tưới, những chiếc guồng còn là những điểm nhấn độc đáo, thu hút nhiều du khách mỗi khi đến với không gian bản làng vùng cao Thanh Hóa.

Tin liên quan:
  • Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh
    Chiếc gùi trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao xứ Thanh

    Với người Kinh, đôi quang gánh là vật dụng sản xuất của các bà, các mẹ từ bao đời. Thì với đồng bào các dân tộc thiểu số, biểu tượng trong lao động, sinh hoạt của họ là chiếc gùi. Ở một góc nào đó thẳm sâu trong tâm hồn của người dân vùng cao, chiếc gùi như một người bạn tâm giao chia sẻ những buồn vui, nhọc nhằn trong cuộc sống thường nhật.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]